nhân dân ở tỉnh Đắk Nông
2.3.2.1. Những hạn chế của việc bảo đảm quyền con người trong hoạt
động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của TAND ở tỉnh Đắk Nông
- Tại một số vụán sơ thẩm hình sự, HĐXX chưa tập trung tạo điều kiện cho bên gỡ tội thể hiện quan điểm, lý lẽ của mình khi họ bảo vệ quyền lợi cho bị cáo. Nhiều trường hợp HĐXX ưu tiên hơn cho KSV, hạn chế quyền tranh luận của người bào chữa bảo vệ cho bị cáo.
- Một số Chủ tọa chưa chú ý đến việc điều hành quá trình tranh luận giữa các bên nên ảnh hưởng đến chất lượng xét xử, không bảo đảm được các quyền của bị cáo tại phiên tòa. Một số phiên tòa, Chủ tọa thiếu kinh nghiệm xử lý những tình huống như luật sư rời khỏi phòng xử án khi chưa có sựđồng ý của Chủ tọa hay KSV im lặng không trình bày quan điểm về vụ án; hay Chủ tọa lúng túng trong việc bị cáo nhờ luật sư bào chữa và KSV đề nghị hoãn
phiên tòa để rút hồ sơ điều tra bổ sung…Tại một số phiên tòa, HĐXX chưa
thực tốt vai trò là người trung tâm điều khiển hoạt động tranh luận. Do vậy trong một số phiên tòa có tình trạng KSV chưa tích cực trong trình bày, đối đáp, trả lời ý kiến của người bào chữa, bị cáo và những chủ thể khác. Tương tự, mặc dù luật quy định khi xét xử thẩm phán và HTND ngang quyền và họ độc lập tuân theo pháp luật nhưng một số thẩm phán, HTND có tâm lý trông chờ vào vai trò của Chủ tọa phiên tòa, không tích cực quan sát, lắng nghe việc tranh luận giữa bên buộc tội và bên gỡ tội.
58
- Quyền bào chữa của bị cáo là phương tiện, công cụ để bị cáo bảo vệ
quyền của mình. Tuy nhiên, trong nhiều phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự “Chủ tọa phiên tòa và thậm chí cả HTND cắt ngang lời luật sư khi luật sư đang trình bày đúng trọng tâm vụ án vẫn thường xảy ra; nội dung tranh tụng của luật sư không được ghi nhận trong bản án. Vì chưa coi trọng vai trò bào chữa của luật sư nên hoạt động tranh tụng tại nhiều phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự chưa thực sự chuyển về chất theo kỳ vọng của những chủ trương cải cách tư pháp gần đây. Pháp luật đã trao cho bị cáo quyền chủ động, tích cực tham gia phiên tòa, sử dụng pháp luật về bảo vệ quyền lợi cho mình nhưng trong một số
vụ án, vẫn còn tình trạng mớm cung, bức cung, không chú ý lắng nghe ý kiến
của luật sư, tiếng kêu oan của những người vô tội.
- Về phía KSV,một số KSV vì chưa chuẩn bị tốt việc tranh luận, không dự toán được một số tình huống xảy ra nên khi bị cáo và người bào chữa có những chứng cứ mới thì KSV trở nên bị động và lúng túng, né tránh những vấn đề mà bên gỡ tội nêu ra trái với quan điểm của KSV, hoặc trả lời không đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề đang tranh luận. Do đó không thuyết phục HĐXX cũng như không bảo đảm cho quyền lợi của bị cáo. Kỹ năng tranh tụng của một số KSV tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự chưa đáp
ứng. Một số KSV làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử
sơ thẩm các vụ án hình sự chưa quán triệt nguyên tắc suy đoán vô tội, vẫn còn tư duy coi bị cáo là người có tội theo bản cáo trạng đã chuẩn bị sẵn, khi luận tội chỉ chú ý mục tiêu bảo vệ các quan điểm của VKS trong bản cáo trạng mà không xuất phát và căn cứ vào kết quả điều tra công khai và tranh tụng tại phiên tòa. Do vậy, khi tranh luận, KSV chỉ chú ý đến bị cáo có tội hay không, chưa chú ý đến những điều kiện và nguyên nhân phạm tội của bị cáo, những tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Một số KSV làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố tại phiên tòa chưa kiểm soát được phiên tòa, phản ứng chưa linh
59
hoạt, kịp thời đối với những phần đối đáp của bị cáo và người bào chữa của họ. KSV chưa thật sự tích cực trong việc đi tìm sự thật khách quan của vụ án mà giữa nguyên quan điểm như cáo trạng.
- Về phía luật sư, đa phần, các vụ án có luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho bị cáo thể hiện tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên có những trường hợp luật sư viện dẫn văn bản pháp luật để bào chữa cho bịcáo chưa đúng, luật sư trả lời chưa đi thẳng và trực tiếp vào nội dung mà KSV hỏi dấu hiệu đặc trưng của cấu thành tội phạm, phân tích về động cơ, mục đích dẫn đến việc phạm tội của bị cáo, các tình tiết tăng nặng do phía KSV đưa ra không đúng, luật sư chưa viện dẫn thêm những tình tiết thuộc về nhân thân, các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo, chưa lật đi, lật lại xem xét các chứng cứ có sẵn trong hồ sơ vụ án để tìm ra những bất hợp lý, những mâu thuẫn.
- Nguyên tắc suy đoán vô tội chưa được vận dụng triệt để, quyền bào
chữa của bị cáo chưa được coi trọng, bên buộc tội và bên gỡ tội chưa thực sự bình đẳng trong việc đưa ra các chứng cứ, tài liệu hay viện dẫn các quy định pháp luật để HĐXX làm căn cứ ra phán quyết. Do đó, quyền bào chữa của bị cáo chưa hoàn toàn được bảo đảm.
- Sự độc lập của Tòa án còn hạn chế nhất định. Độc lập xét xửnghĩa là Tòa án sẽ quyết định những vấn đề của vụ án phù hợp với sự đánh giá khách quan của mình và sự hiểu biết của mình về pháp luật mà không chịu sự tác động trực tiếp hay gián tiếp, bởi bất kỳai, cơ quan hay tổ chức nào. Độc lập là yếu tố quan trọng nhất giúp cho Tòa án xét xử một cách khách quan và công bằng. Tuy vậy, trên thực tế, sự độc lập không phải khi nào cũng được đảm bảo triệt để, ít nhiều làm ảnh hưởng đến việc xét xử, ảnh hưởng đến các quyền con người trong xét xử.
60
Thứ nhất, quy định của pháp luật TTHS còn nhiều bất cập
BLTTHS 2003 hình thành các quy định bảo đảm quyền con người trong hoạt động TTHS nói chung và trong hoạt động xét xử nói riêng, tuy nhiên so với yêu cầu của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế còn có những hạn chế bất cập, cụ thể là:
- Nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình sự là những phương châm định hướng cốt lõi cơ bản của hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật