Theo Bộ luật Tốt ụng hình sự năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh đăk nông (Trang 29 - 37)

Trong lĩnh vực TTHS, các văn bản quan trọng đã được ban hành như

Bộ luật hình sự, Bộ luật TTHS, Luật tổ chức TAND, Luật tổ chức VKSND… kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Trong các văn bản trên, Bộ luật TTHS có vai trò đặc biệt quan trọng.

Bộ luật TTHS 2015 được thông qua ngày 27/11/2015, là văn bản pháp luật TTHS được hệ thống hóa ở mức cao nhất, điều chỉnh toàn bộ quá trình TTHS, là nguồn chủ yếu, cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật TTHS nước ta. Cũng như các văn bản luật khác thì Bộ luật TTHS 2015 có những quy định phù hợp với Hiến pháp 2013.

23

Trên tinh thần Hiến pháp 2013, Bộ luật TTHS 2015 quy định các nguyên tắc cơ bản tại chương II với 37 điều, từ điều 7 đến điều 33, trong đó đã có những nguyên tắc quan trọng đểđảm bảo quyền con người. Trong số 37 nguyên tắc cơ bản được quy định ở Bộ luật TTHS năm 2015 (từ Điều 7 đến Điều 33) với những cấp độ khác nhau đều thể hiện tinh thần bảo vệ quyền con người trên hai bình diện theo những tiêu chí của Luật quốc tế về quyền con người, đó là: (1) Quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án và những người tham gia tố tụng khác; (2) Quyền được xét xử công bằng.

Những nguyên tắc bảo đảm quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án và những người tham gia tố tụng khác, như: quyền tự do thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về chỗở, an toàn và bí mật thư tín, điện tín, điện báo.... Những quyền này trước hết được thể hiện ở những nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự do nó là sự trung chuyển để đưa chính sách tố tụng hình sự của Nhà nước thành những qui phạm pháp luật tố tụng hình sự và bảo đảm để các qui phạm đó được thực thi triệt để trong quá trình tố tụng.

Những nguyên tắc bảo đảm cho việc quyền được xét xử công bằng, như: Nguyên tắc bảo đảm pháp chế; Nguyên tắc đảm bảo thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS; Nguyên tắc giám đốc việc xét xử;Nguyên tắc tiếng nói, chữ viết dùng trong TTHS; Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án; Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự; Nguyên tắc Toà án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số; Nguyên tắc xét xử

24

công khai; Nguyên tắc đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đối với hoạt động của các cơ quan THTT; Nguyên tắc không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật (Chương II Bộ luật TTHS).

1.2.2.2. Quy định về các biện pháp ngăn chặn

Bộ luật TTHS quy định 07 biện pháp ngăn chặn gồm: bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Đồng thời quy định một cách khá cụ thể và đầy đủ về căn cứ, thẩm quyền cũng như thủ tục áp dụng các biện pháp này; là sự cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật TTHS. Các biện pháp này nếu được áp dụng đúng đắn và chính xác thì sẽ phát huy được tác dụng kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc đảm bảo cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Ngược lại, nếu nó bị áp dụng một cách tùy tiện, đặc biệt là với biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền tự do, an toàn cá nhân của người bị áp dụng. Do đó, BLTTHS đã có những quy định chi tiết và cụ thể để việc áp dụng các biện pháp này khi cần thiết không làm ảnh hưởng đến các quyền con người của người bị áp dụng.

Bên cạnh đó, Bộ luật TTHS còn quy định về việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn tại Điều 125. Quy định này rất có ý nghĩa trong việc đảm bảo các quyền con người. Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn là việc cơ quan tiến hành tố tụng quyết định không tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khi lý do để tiếp tục áp dụng không còn nữa hoặc việc áp dụng không còn cần thiết nữa. Thay thế biện pháp ngăn chặn là việc cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng một biện pháp ngăn chặn khác thay cho biện pháp ngăn chặn đang được áp dụng phù hợp hơn với

25

tình hình hiện tại. Đây chính là sự cụ thể hóa nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 4 BLTTHS.

1.2.2.3. Quy định về quyền của người bị buộc tội trong TTHS

Người bị buộc tội trong TTHS là những người bị nghi ngờ phạm tội, bị đặt vào trạng thái pháp lý bất lợi, gồm người bị tạm giữ, bị can và bị cáo.

- Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họđã có quyết định tạm giữ (khoản 1 Điều 59).Và theo khoản 2 Điều này thì người bị tạm giữ có các quyền: Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; Tự bào chữa, nhờ người bào chữa; Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

- Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bịcan là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này (khoản 1 Điều 60).Và theo khoản 2 Điều này thì bị can có quyền: Được biết lý do mình bị khởi tố; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết

26

định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; Tự bào chữa, nhờ người bào chữa; Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được sốhóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này (khoản 1 Điều 61).Và theo khoản 2 Điều này thìbị cáo có quyền:Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; Tham gia phiên tòa; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; Đề nghịgiám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có

27

quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài

sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

tham gia phiên tòa; Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Tự bào chữa, nhờ người bào chữa; Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa; Nói lời sau cùng trước khi nghị án; Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa; Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

1.2.2.4. Quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố

tụng, người tiến hành tố tụng

Theo Khoản 1 Điều 34 Bộ luật TTHS thì cơ quan tiến hành tố tụng gồm: CQĐT, VKS và Tòa án. Bộ luật TTHS không quy định cụ thể, riêng biệt về nhiệm vụ của ba cơ quan này như là một thực thể tổ chức. Tuy nhiên, ta có thể hiểu được nhiệm vụ riêng của các CQĐT, VKS, Tòa án qua việc quy định quyền hạn, nhiệm vụ của những người tiến hành tố tụng, qua các nguyên tắc, quy định chung về hoạt động tố tụng của các cơ quan này.

- Nếu như CQĐT chỉ tham gia vào giai đoạn điều tra, Tòa án chỉ tham

gia vào giai đoạn xét xử thì VKS tham gia vào tất cả các giai đoạn của TTHS. VKS có những nhiệm vụ:

28

Trong giai đoạn điều tra thì VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra nhằm bảo đảm cho việc điều tra được khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác và đúng pháp luật;

Trong giai đoạn truy tố (là giai đoạn thể hiện rõ nét nhất vai trò của VKS), VKS có những chức năng, nhiệm vụ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, nhằm củng cố chứng cứ, không để lọt tội phạm cũng như khắc phục các vi phạm tố tụng đã xảy ra (nếu có) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; Áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn. Truy tố bịcan trước Tòa án bằng bản Cáo trạng.

Trong giai đoạn xét xử, VKS có trách nhiệm: Tham gia phiên tòa, tham gia xét hỏi, tranh luận, phát biểu quan điểm về đường lối xử lý vụ án để bảo vệ sự buộc tội tại phiên tòa; Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án.

- Cơ quan thứ ba trong hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng là Tòa án. Tòa án có chức năng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám độc thẩm vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án được thể hiện qua các hoạt động của Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký

và HĐXX, trong đó có những quy định có ý nghĩa với việc bảo đảm quyền

con người như: Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; Trả tự do cho bị cáo theo quy định tại Điều 328 Bộ luật TTHS.Quyết định về việc thay đổi thành viên của HĐXX, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch, thư ký tòa án… chính là việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm sự vô tư trong tố tụng.Mở phiên tòa xét xử để ra bản án quyết định việc bị cáo có phạm tội hay không, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác.

Trong các hoạt động của Tòa án thì việc ra bản án có ý nghĩa quan trọng, kết thúc chuỗi hoạt động tố tụng, trả lời mọi câu hỏi các vấn đề của vụ

29

án. Bản án của Tòa án có một vai trò quan trọng, nhân danh Nhà nước nên khi có hiệu lực buộc tất cả mọi người, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tôn trọng, thực thi. Do vai trò quan trọng này nên Phần thứ 5 của Bộ luật TTHS được dành đểquy định về việc thi hành bản án và quyết định của Tòa án.

1.2.2.5. Quy định về phiên tòa hình sự

Phiên tòa hình sự có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người. Ở vị trí trọng tâm trong toàn bộ quá trình tố tụng, phiên tòa không chỉ là sự bảo đảm quyền lợi cho bị hại (đối tượng của tội phạm) mà còn bảo vệ quyền lợi cho chính bị cáo - người bị buộc tội.

- Thứ nhất, về thủ tục tố tụng tại phiên tòa.

Quy định về thành phần xét xử tại Điều 254 chính là sự cụ thể hóa nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể. Quy định về sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa tại Điều 290 chính là việc bịcáo được thực hiện quyền tham gia phiên tòa. Quy định về sự có mặt của người bào chữa tại Điều 291 chính là sự cụ thể hóa nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội, cũng chính là bảo đảm pháp lý để bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình. Các quy định về sự có mặt của những người tham gia phiên tòa và quy định về việc hoãn phiên tòa nhằm mục đích xét xử vụ án một cách công bằng, khách quan, đưa ra một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

- Thứ hai, về thủ tục bắt đầu phiên tòa.

Thủ tục bắt đầu phiên tòa là hoạt động nhằm kiểm tra các điều kiện cần thiết cho việc xét xử, tạo tiền đề cho việc tiến hành các phần tiếp theo của phiên tòa.Thông qua hoạt động này, HĐXX sẽ xác định các điều kiện cần thiết để quyết định có thể tiếp tục xét xử hay phải hoãn phiên tòa

30

Đây là bước quan trọng của quá trình xét xử tại phiên tòa. Đây là cuộc điều tra chính thức công khai được thực hiện qua việc xét hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng, xem xét mọi vấn đề đểxác định có tội hay không, nếu có là tội gì cũng như nguyên nhân, động cơ, mục đích, hậu quả của tội phạm và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cho bịcáo…

- Thứtư, về phần tranh luận tại phiên tòa.

Tranh luận tại phiên tòa là giai đoạn mà HĐXX nghe ý kiến đối đáp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh đăk nông (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)