Chất lượng đội ngũ cán bộ tiến hành tố tụng và tổ chức, hoạt động của các cơ quan tố tụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh đăk nông (Trang 45 - 46)

động của các cơ quan tố tụng

Chất lượng đội ngũ những người tiến hành tố tụng trong giai đoạn xét xử

sơ thẩm các vụ án hình sự được coi là điều kiện đủ, quyết định đến việc bảo đảm quyền con người của bị cáo. Do vậy, những người tiến hành tố tụng như

thẩm phán- Chủ tọa phiên tòa, HTND, KSV phải đạt được trình độ chuyên môn

cao, phải có tư chất, đạo đức nghề nghiệp. Như vậy, cần phải đặt ra tiêu chuẩn, quy trình tuyển dụng hợp lý đáp ứng nhiệm vụ xét xử, bảo đảm quyền con người của bị cáo; đồng thời phải thường xuyên nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, cho thẩm phán, HTND, KSV tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Bên cạnh đó, nhà nước phải có cơ chế, chính sách động viên những người tiến hành tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh yên tâm công tác, trau đồi dạo đức nghề nghiệp, giữ vững bản lĩnh chính trị.

Chất lượng hoạt động của các cơ quan tố tụng quyết định trực tiếp đến hoạt động bảo đảm quyền con người trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói riêng. Suy cho cùng, hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng là hoạt động bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý. Do vậy, việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan tố tụng trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự là yêu cầu luôn được đặt ra để các cơ quan này hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, đảm bảo được quyền con người, quyền công dân.

39

Đối với TAND: Trong hệ thống các cơ quan tư pháp, TAND có vị trí

trung tâm và xét xử được coi là hoạt động trọng tâm. Hoạt động của TAND nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền con người của bị cáo, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. TAND là nơi thể hiện

rõ nhất chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống các cơ quan tư pháp nói

riêng và toàn bộ quyền lực nhà nước nói chung. Vì vậy, cải cách, nâng cao chất lượng hoạt động của TAND cấp tỉnh là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ cấp thiết, trong đó nâng cao chất lượng hoạt động xét xử là khâu đột phá

nhằm bảo đảm quyền con người của bị cáo trong phiên tòa xét xử sơ thẩm

các vụ án hình sự.

Đối với VKSND: VKS thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư

pháp, có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Vậy nên, đảm bảo về tổ chức và hoạt động của VKS nhằm đảm bảo chức năng, thẩm quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp và thực hiện quyền công tố chính là cơ sở để đảm bảo quyền con người của bị cáo; đồng thời hạn chế được những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình tố tụng xâm phạm đến các quyền con người của bị cáo. Do vậy, cùng với yêu cầu đổi mới tổ chức, kiện toàn Hệ thống TAND, yêu cầu trên việc đổi mới về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của VKSND là một yêu cầu tất yếu. Đội ngũ KSV phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thông

nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và công tâm trong việc

thực hiện chức năng của mình, góp phần to lớn trong hoạt động bảo đảm quyền con người của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh đăk nông (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)