Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh đăk nông (Trang 75 - 80)

- Nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tốt ụng hình sự là những phương châm định hướng cốt lõi cơ bản của hoạt động xây dựng và áp dụ ng pháp lu ậ t

3.1.1. Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ

án hình s phải trên cơ sở pháp luật và đúng pháp luật, độc lp và ch tuân theo pháp lut

Tính chất bất bình đẳng trong quan hệ pháp luật TTHS luôn đặt ra nhu cầu cần phải bảo vệ những người bị “yếu thế”. Thật vậy, trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, quan hệ pháp luật TTHS giữa bị cáo và các chủ thể

khác đại diện cho quyền lực nhà nước như Thẩm phán, KSV – những người

nhân danh quyền lực nhà nước làm nhiệm vụ trực tiếp tiến hành truy tố, xét xử bị cáo theo quy định của pháp luật là quan hệ không ngang bằng. Vị trí bất

lợi, yếu thế luôn thuộc về bị cáo. Tức là các quyền con người của bọ thường

xuyên bị xâm phạm nếu không có các biện pháp bảo đảm từ phía Nhà nước. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự phải trên cơ sở pháp luật và đúng pháp luật. Các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm các quyền con người trong phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự như HĐXX, KSV, người bào chữa phải chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất, triệt đểquy định pháp luật về trình tự, thủ tục phiên tòa sơ thẩm; thi hành các nghĩa vụ để bị cáo sử dụng có hiệu quả các quyền của họ xuyên suốt quá trình xét xử.

Trong Nhà nước pháp quyền, pháp luật là phương tiên ghi nhận các quyền của công dân. Hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình phải có những

69

biện pháp để bị cáo sử dụng được quyền của mình đã được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng không thể tùy tiện áp dụng các biện pháp hạn chế quyền bị cáo hoặc áp dụng trái pháp luật. Các biện ngăn chặn áp dụng đối với bị cáo như bắt, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, hay các biện pháp hạn chế quyền đều phải thực hiện khi có các căn cứ và sơ sở cần thiết. Hơn nữa, các biện pháp ngăn chặn, hay các biện pháp hạn chế quyền con người trong phiên tòa xét xửsơ thẩm các vụ án hình sự phải tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định và được giám sát chặt chẽ trách tình trạng lạm dụng quyền lực, xâm phạm quyền con người của bị cáo.

Trong quan hệ pháp luật TTHS, bị cáo được coi là người có vị trí trung

tâm và cũng có đủ các quyền của con người với tư cách là cá nhân công dân.

Tuy nhiên, để thực hiện chức năng đấu tranh, phòng chống tội phạm có hiệu quả và căn cứ trên các dấu hiệu cấu thành tội phạm, pháp luật quy định cần thiết phải áp dụng những biện pháp cưỡng chế tố tụng đối với bị cáo. Điều

này đồng nghĩa với việc bị cáo có thể bị hạn chế một số quyền con người.

Không chỉ là việc bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong TTHS, mà trước đó, trong giai đoạn khởi tố, điều tra, với tư cách là người bị tạm giữ, bị can, các quyền con người của bị cáo có thể đã có “nguy cơ” bị xâm phạm nhiều nhất. Do vậy, bảo đảm quyền con người của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự trước hết cần phải có những biện pháp bảo vệ vừa phòng ngừa những vi phạm pháp luật từ các cơ quan tố tụng và những người tiến hành tố tụng.

3.1.2. Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xsơ thẩm các v

án hình s yêu cầu các cơ quan, người tiến hành t tng kp thi khắc phc

70

các hành vi vi phạm đó; phải đồng b, liên tục, luôn được gắn cht vi các

giai đoạn ca phiên tòa

Các quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói chung được ghi nhận trong pháp luật và được bảo đảm bằng các biện pháp của Nhà nước, thông qua việc cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý tương ứng. Tuy nhiên, bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự yêu cầu các cơ quan, người tiến hành tố tụng kịp thời khắc phục hành vi xâm phạm quyền con người; đồng thời phải có các biện pháp đối với các hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành tố tụng xâm phạm đến các quyền con người của bị cáo. Việc áp dụng chế độ trách nhiệm đối với các hành vi này tùy theo mức độ có thể là áp dụng trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, truy cứu trách nhiệm hình sự, áp dụng các biện pháp tố tụng xử lý việc vi phạm quyền con người của bị cáo như thay đổi người tiến hành tố tụng, hủy bỏ các quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn không đúng đã xâm phạm các quyền con người của bị cáo... Quá trình xử lý những hành vi vi phạm các quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự phải tiến hành công khai, khách quan, kịp thời.

Khi tham gia vào quan hệ TTHS, ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự bị cáo có rất nhiều quyền. Tuy nhiên, các quyền con người của bị cáo không tách biệt mà quan hệ mật thiết với nhau. Ví dụ, bị cáo có quyền nhận được các quyết định tố tụng, phải biết mình bị truy tố về tội gì, khung hình phạt bịđề nghị áp dụng. Nếu các quyền này không bảo đảm thì các quyền tiếp theo không thể thực hiện được như quyền được nhờ người khác bào chữa, quyền được thay đổi những người tiến hành tố tụng, quyền được đề nghị thay đổi các biện pháp ngăn chặn. Có một số quyền của bị cáo xuyên suốt quá

71

trình xét xử sơ thẩm như quyền được tham gia phiên tòa hay quyền bào chữa hay nhờ người khác bào chữa nên bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh phải liên tục. Điều đó cũng có nghĩa TAND, những người tiến hành tố tụng phải thực hiện trách nhiệm và phải tạo những điều kiện cần thiết để bị cáo sử dụng, thực hiện quyền của mình. Tuy nhiên, phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự được diễn ra theo trình tự, với những thủ tục nghiêm ngặt nên việc bảo đảm quyền con người của bị cáo cũng phải theo thứ tự hợp lý. Trong từng giai đoạn xét xử, những người tiến hành tố tụng phải xác định nhiệm vụ của mình để bảo đảm quyền con người của bị cáo tốt nhất, không xem nhẹ quyền nào.

3.1.3. Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xsơ thẩm các v

án hình s phi kp thi và luôn phát huy vào trò trung tâm ca Tòa án nhân

dân

Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, ở các giai đoạn TTHS trong đó có giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đều có thể dẫn đến những nguy cơ xâm hại các quyền con người của bị cáo. Mặt khác, trong Nhà nước pháp quyền, tiêu chí về bảo vệ các quyền con người luôn được đề cao. Trong hoạt động TTHS bảo đảm quyền con người được coi là trục xoay của toàn bộ các hoạt động TTHS, là tâm điểm chú ý của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, của

cải cách tư pháp. Do vậy, bảo đảm quyền con người của bị cáo trong TTHS nói

chung và trong xét xử vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh nói riêng được đặt ra như một nhiệm vụ cấp thiết.

Tòa án có chức năng xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Nhiệm vụ của Tòa án là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủnghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự TAND cấp tỉnh phải phát huy vai trò là trung tâm, bảo đảm pháp luật được áp dụng

72

thống nhất, nghiêm minh, đúng nguyên tắc pháp chế nhưng phải đảm bảo áp dụng đúng đắn nguyên tắc nhân đạo, khoan hồng của pháp luật đối với bị cáo, nguyên tắc quy đoán vô tội. Bảo đảm quyền con người của bị cáo trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh phải góp phần tạo dựng lòng tin của nhân dân vào sự nghiêm minh của pháp luật, pháp chế và bảo đảm tính công bằng, dân chủ trong hoạt động áp dụng pháp luật của TAND nhân dân ở Việt Nam hiện nay.

Để TAND phát huy vai trò trung tâm trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự, Chủ tọa phiên tòa phải là người tổ chức, người chỉ huy cao nhất đối với mọi hoạt động tố tụng và là người chịu trách nhiệm chính đối với việc bảo đảm các quyền con người của bị cáo. Đồng thời, Chủ tọa phiên tòa phải điều hành phiên tòa sao cho KSV và người bào chữa phát huy hết tinh thần, trách nhiệm của họ trong việc bảo đảm các quyền con người của bịcáo. Điều khiển hoạt động xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa cũng như các hoạt động tại phòng nghị án Chủ tọa phiên tòa phải thể hiện thái độ khách quan, công minh và tôn trọng bị cáo.

3.1.4. Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xsơ thẩm các v

án hình s phải nâng cao trình độ nhn thc ca các ch th tiến hành t

tng

Các quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự được bảo đảm tốt khi đội ngũ những người tiến hành tố tụng tụng có ý thức pháp luật cao, nhận thức được nội dung các quyền con người của bị cáo. Bởi vì, chỉ khi các chủ thể tiến hành tố tụng tụng am hiểu, có ý thức pháp luật cao họ sẽ giúp thẩm phán, HTND, KSV đưa ra nhận định chính xác, vận dụng đúng đắn pháp luật, bảo đảm sự độc lập và khách quan, vô tư trong sáng và công bằng trong hoạt động xét xử. Bảo đảm quyền con người của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh phải nâng cao trình

73

độ nhận thức của các chủ thể tiến hành tố tụng tạo ra văn hóa tôn trọng quyền con người của bị cáo.Việc thi hành các biện pháp ngăn chặn, hay việc ra các quyết định tố tụng liên quan đến việc hạn chế các quyền con người của bị cáo phải được cân nhắc kỹ lưỡng và chỉ sử dụng khi thấy thật cần thiết và nhằm mục đạt mục đích đấu tranh, phòng chống tội phạm. Khi không cần thiết áp dụng các biện pháp ngăn chặn thì chủ thể tiến hành tố tụng phải ra quyết định hủy bỏ.Các chủ thể tiến hành tố tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh phải ý thức được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý để tổ chức cho bị cáo sử dụng các quyền của mình; đồng thời phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ sự xâm phạm các quyền của bị cáo từ các chủ thể khác trong hoạt động xét xử tại phiên tòa sơ thẩm.

3.2. Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xửsơ thẩm các vụ ánhình sự từ thực tiễn tỉnh Đắk Nông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh đăk nông (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)