2.3.1. Những thuận lợi, khó khăn
Từ tình hình trên cho thấy, Đắk Nông có những thuận lợi và khó khăn trong công tác xét xử của tòa án nói chung, cũng như trong việc bảo đảm
quyền con người thông quan hoạt động xét xử nói riêng.
- Thuận lợi: Được sự quan tâm của Thường trực tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực ủy ban nhân dân tỉnh và sự chỉđạo lãnh đạo sát sao của Tòa án nhân Tối cao và sự nỗ lực phấn đấu học hỏi, vươn lên của cán bộ công chức trong tập thể đơn vị nên trong những năm qua công cuộc cải cách tư pháp được quan tâm cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Phần lớn số cán bộ công chức trong toàn thể đơn vị có tuổi đời trẻ, năng động; đội ngũ thẩm phán cơ bản được đào tạo chính quy, chuyên sâu về chuyên môn, thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử và kiến thức pháp luật, kịp thời quán triệt các văn bản, nghị quyết của Ban cán sự Đảng TAND tối cao, tỉnh. Tòa án nhân dân tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện trong tỉnh đều
56
được trang bị các thiết bị, cơ sở vật chất khá đồng bộ, đầy đủ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.
- Khó khăn: Tỉnh Đắk Nông có mật độ dân số sống rải rác ở xa trung tâm; số người từ nơi khác đến nhập cư đông chủ yếu là dân di cư đi làm ăn kinh tế. Hơn nữa trình độ dân trí trong cùng tỉnh không đồng đều giữa vùng trung tâm và các vùng lân cận khác. Đây cũng là các điều kiện các đối tượng hình sự thực hiện hành vi phạm tội cũng như việc lợi dụng địa bàn rừng sâu,
hoang vu để ẩn náu sau khi gây án ở các địa phương khác. Trong thời gian
qua các điểm đen về tội phạm ma túy gây mất trật trự trị an và an toàn trên địa bàn. Các thế lực thù địch lợi dụng dân chủ lôi kéo, khiếu kiện tập trung, đông người và các tệ nạn xã hội khác. Bên cạnh đó việc giải quyết việc làm ở một số địa bàn trong tỉnh chưa được các cấp ủy lãnh đạo các cấp đặc biệt quan tâm giải quyết triệt để. Các đối tượng lợi dụng các chính sách của Nhà nước để trục lợi như việc hoàn Thuế giá trị gia tăng, hay việc buông lõng quản lý của một số cán bộtrong ngành Ngân hàng đểcác đối tượng phạm tội chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của Nhà nước không có khả năng thu hồi. Việc tranh tụng trong xét xử các vụ án hình sự một cách có hiệu quả hiện đang là thách thức lớn đối với Thẩm phán, công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông. Ngoài ra vấn đề tranh tụng trong xét xử theo luật tố tụng hình sự Việt Nam mới chỉ dừng lại ở chủ trương của việc cải cách tư pháp chứ chưa được cụ thể hóa trong các quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Đội ngũ Thẩm phán có năng lực, trình độ và nhận thức khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết các vụ án hình sự, mặc khác có một số thẩm phán tuổi nghề, tuổi đời còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động giải quyết, xét xử các vụ án, đặc biệt là trong các vụ án hình sự,
57
khi xét xử các thẩm phán chưa chú trọng đến tranh tụng, nên còn hạn chế trong việc tranh luận của bị cáo, luật sư, VKS,…
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xửsơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án