Một số quy định của Luật Nhân quyền Quốc tế về bảo đảm quy ền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh đăk nông (Trang 37 - 44)

Luật Nhân quyền Quốc tế là một trong những ngành luật mới của hệ thống Luật Quốc tế, được chính thức hình thành và phát triển sau khi Liên Hợp Quốc ra đời (1945). Nó là hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn và tập quán pháp lý Quốc tế xác lập, bảo vệ và thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản cho mọi thành viên của cộng đồng nhân loại. Đối tượng điều chỉnh của nó là mối quan hệ giữa các nhà nước và tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người. Mặt khác nó cũng điều chỉnh mối quan hệ giữa các nhà

31

nước và công dân liên quan đến việc bảo đảm thực thi các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người .

Luật Nhân quyền Quốc tế có một hệ thống các văn kiện làm cơ sở cho việc bảo đảm Quyền con người trong TTHS, đặc biệt là tại giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Trước hết là Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người, 1948 (UDHR) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, 1966 (ICCPR) làm nòng cốt. Sau đó là các văn kiện quốc tế cơ bản về Quyền con người trong hoạt động tư pháp khác như: Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, 1984; Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào, 1988; Các quy tắc hành động của cán bộ thi hành pháp luật, 1979; Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của Tòa án, 1985… Các văn kiện này được trình bày một cách khá ngắn gọn, súc tích (UDHR chỉ có 30 điều, ICCPR có 53 điều, Các quy tắc Bắc Kinh có 40 điều) nhưng đã có sựđiều chỉnh hiệu quả trên thực tế.

Luật Nhân quyền Quốc tế không được áp dụng trực tiếp bởi Tòa án của các quốc gia thành viên mà được nội luật hóa vào hệ thống pháp luật quốc gia (tức là sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật quốc nội làm cho hài hòa với Luật Nhân quyền Quốc tế). Tuy nhiên, vấn đề nội luật hóa không được hoàn toàn mà giữa Luật Nhân quyền Quốc tế và Pháp luật quốc gia luôn có “độ vênh” nhất định. Bên cạnh đó, khi so sánh một số Công ước cụ thể về quyền con người với pháp luật một quốc gia chưa là thành viên Công ước đó thì “độ vênh” lại càng cao. Các quy định của Luật Nhân quyền Quốc tế về bảo đảm quyền con người trong TTHS và Pháp luật hình sự Việt Nam cũng vậy.

Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của một sốCông ước quốc tế như:

32

không áp dụng thời hiệu tố tụng đối với tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại, 1968 (tham gia 1983) … Bên cạnh đó, xuất phát từ tình hình kinh tế, xã hội và chính trị, Việt Nam chưa thể tham gia các văn kiện như: Nghị định thư tùy chọn thứ nhất, thứ hai của ICCPR; Những quy tắc tối thiểu về đối xử với tù nhân, 1955; Những bảo đảm bảo vệ quyền của những người đối mặt với án tử hình, 1984… Tuy nhiên, tôi tin rằng trong tương lai, khi đến thời điểm thích hợp thì Việt Nam sẽ tham gia các Công ước quốc tế về quyền

con người còn lại. Do đó, trong phần này, ngoài các Công ước mà Việt Nam

đã tham gia tôi xin đề cập đến một sốquy định của các văn kiện khác mà Việt Nam chưa là thành viên.

1.2.3.1. Quy định về quyền của người bị cáo buộc hình sự

Quyền của người bị cáo buộc hình sự chính là sự cụ thể hóa quyền được sống, quyền được tự do, quyền không bị phân biệt đối xử … của người bị nghi ngờ phạm tội trong lĩnh vực TTHS. Đó là các quyền sau đây:

Quyền không bị tra tấn và quyền được đối xử nhân đạo (Điều 5 UDHR; Điều 7, 10 ICCPR; Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục);

Quyền tự do và an toàn cá nhân hay còn được gọi là quyền không bị bắt, giam giữ tùy tiện (Điều 9UDHR, Điều 9 ICCPR);

Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật (Điều 1, 2, 6, 7, 8 UDHR; Điều 2, 3, 16, 26 ICCPR);

Quyền được bảo vệ sự riêng tư hay còn gọi là quyền về đời tư (Điều 12

UDHR; Điều 17 ICCPR);

Quyền về xét xử công bằng (Điều 10, 11UDHR; Điều 11, 14, 15 ICCPR). Quyền này lần đầu tiên được đề cập tại Điều 10, 11 UDHR, sau đó được tái khẳng định và cụ thể hóa trong các điều 11, 14, 15 ICCPR, trong đó

33

thì Điều 14 ICCPR là có vai trò quan trọng. Điều 14 ICCPR đã cụ thể hóa các

quyền bình đẳng trước Tòa án; quyền được suy đoán vô tội; quyền được áp

dụng thủ tục đặc biệt của người chưa thành niên; quyền kháng cáo; quyền bồi thường oan sai…và một loạt các bảo đảm tố tụng tối thiểu khác dành cho người bị cáo buộc hình sự trong quá trình xét xử như: Quyền được thông báo không chậm trễ và chi tiết bằng một ngôn ngữ mà người đó hiểu về bản chất và lý do buộc tội mình; Quyền có đủ thời gian và điều kiện thuận lợi để chuẩn bị bào chữa và liên hệ với người bào chữa do chính mình lựa chọn; Quyền được xét xử mà không bị trì hoãn một cách vô lý; Quyền tham gia phiên tòa, quyền được tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa; Quyền được thẩm vấn hoặc yêu cầu thẩm vấn những nhân chứng buộc tội mình; được mời người làm chứng gỡ tội cho mình tới phiên tòa và thẩm vấn họ tại tòa với những điều kiện tương tự như đối với những người làm chứng buộc tội mình; Quyền được có phiên dịch miễn phí nếu không hiểu hoặc không nói được ngôn ngữ sử dụng trong phiên tòa; Quyền không bị buộc đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội (hay còn gọi là quyền im lặng).

Như vậy, phải khẳng định rằng Luật nhân quyền quốc tế có nhiều điểm tiến bộ hơn so với pháp luật Việt Nam trong việc quy định quyền con người trong TTHS nói chung và quyền con người tại giai đoạn xét xử nói riêng. Luật nhân quyền quốc tế quy định cho người bị cáo buộc về hình sự một tập hợp các quyền tố tụng đầy đủ hơn. Điều dễ dàng nhận thấy nhất là pháp luật Việt Nam chưa ghi nhận quyền đượcxét xử nhanh chóng, quyền im lặng cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Cũng có ý kiến cho rằng các quyền đó đã được ghi nhận một cách gián tiếp qua một loạt quy định khác. Tuy nhiên, chúng tôi cho

34

rằng việc pháp luật Việt Nam chưa nội luật hóa đầy đủ các quy định của Luật nhân quyền quốc tế là một hạn chế cần được khắc phục kịp thời. Các quy định trong các văn kiện quốc tế mà chúng ta tham gia hoặc công nhận cần được nhanh chóng nội luật hóa một cách hợp lý.

Mặt khác, so sánh các quy định mà chúng ta đã nội luật hóa thì có thể thấy rằng nội hàm của các quy định trong pháp luật quốc gia luôn hẹp hơn so với Luật nhân quyền quốc tế. Tuy nhiên, tình trạng này xuất phát từ thực tiễn riêng của mỗi quốc gia cho nên đây là điều có thể chấp nhận được. Tuy vậy, theo chúng tôi thì Nhà nước ta phải luôn nỗ lực để mở rộng nội hàm các quy định này để nó tương ứng với các quy định của Luật nhân quyền quốc tế. Có như vậy thì quyền con người mới được đảm bảo ở mức cao nhất.

1.2.3.2. Cơ chế bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo Luật nhân quyền quốc tế

Bên cạnh việc ghi nhận các quyền con người trong pháp luật thì cần phải có các biện pháp để bảo đảm thực hiện các quyền trên thực tế. Do các quyền con người rất phong phú và vi phạm quyền cũng rất đa dạng nên việc bảo vệ và thúc đẩy quyền đòi hỏi có sự tham gia của nhiều dạng chủ thể (cá nhân, cộng đồng, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, cơ quan nhà nước…) thông qua nhiều biện pháp: phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức, theo dõi, giám sát, xử lý vi phạm…

Luật nhân quyền quốc tế có ba cơ chếđể thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người nói chung là là: Cơ chế quốc tế; Cơ chế quốc gia, Cơ chế khu vực. Việc bảo vệ các quyền con người bị xâm hại trong hoạt động xét xử hình sự cũng thực hiện theo các cơ chếđó.

35

- Cơ chế nhân quyền quốc tế (Cơ chế nhân quyền Liên Hợp Quốc): Cơ chế này chính là bộ máy các cơ quan (Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng quản thác, Ecosoc, Ban Thư ký, ICJ) và các quy tắc, thủ tục về thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trong hệ thống Liên Hợp Quốc. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ). Đây là cơ quan tài phán chính của LHQ. Trong vấn đề bảo vệ

và thúc đẩy quyền con người, cơ quan này có chức năng xem xét, xử lý các

tranh chấp về quyền con người. Trên thực tế đã có một số vụ tranh chấp và các vấn đề phức tạp về quyền con người được đưa ra trước ICJ như: quyền có nơi cư trú, quyền của những người ngoại kiểu, quyền của trẻ em, vấn đề duy trì chế độ quản thác với Tây Nam Phi, vấn đề bắt giữ các nhà ngoại giao và nhân viên lãnh sự quán Mỹ ở I ran, vấn đề tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Luật nhân đạo quốc tế. Ngoài ra, ICJ còn có thể tư vấn cho Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an về các vấn đề mang tính pháp lý về quyền con người như: vấn đề bảo lưu với Công ước về ngăn chặn và trừng trị tội diệt chủng, vị thế của báo cáo viên đặc biệt…

- Cơ chế nhân quyền khu vực: Hiện tại có ¾ châu lục đã thiết lập được cơ chế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, gồm: Cơ chế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Châu Âu; Cơ chế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở châu Mỹ; Cơ chế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở châu Phi. Cả ba khu vực này đều ghi nhận quyền con người và cơ chế bảo đảm, giám sát vào hệ thống các văn kiện về quyền con người trong đó có các văn kiện nòng cốt

là Công ước nhân quyền châu Âu, Công ước nhân quyền châu Mỹ, Công ước

36

cơ quan: Ủy ban quyền con người và quyền các dân tộc châu Phi; Ủy ban quyền con người châu Mỹ; Ủy ban các Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu. Ngoài ra, các khu vực đều thành lập các Tòa án quyền con người để xét xử các khiếu kiện về quyền con người (Tòa án quyền con người Châu Âu, Tòa án quyền con người Châu Mỹ, Tòa án quyền con người Châu Phi).

So với cơ chế của LHQ thì cơ chế quyền con người khu vực có ưu điểm là dễ đạt được đồng thuận hơn khi thiết lập, sửa đổi, bổ sung và thực hiện, do các quốc gia trong khu vực thường có nhiều điểm chung về kinh tế, văn hóa, truyền thống lịch sử. Mặt khác, cơ chế khu vực cũng dễ tiếp cận hơn so với cơ chế toàn cầu của Liên Hợp Quốc. Ở một mức độ nhất định, một sốcơ chế khu vực còn tỏ ra chặt chẽ, hiệu quảhơn so với cơ chế của Liên Hợp Quốc.

- Cơ chế nhân quyền quốc gia: Việc thành lập các cơ quan độc lập hoặc bán độc lập với bộ máy nhà nước để tăng cường hiệu quả của việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của mỗi quốc gia không giống nhau.

So sánh ba cơ chế trên ta có thể đưa ra kết luận: Thứ nhất, các cơ chế này tạo điều kiện cho người dân tiếp cận việc bảo đảm nhân quyền một cách nhanh chóng; Thứ hai, trong thủ tục hoạt động thì các cơ chế này đề cao tính mềm dẻo, đề cao các biện pháp như trao đổi, đối thoại… Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định thì có thể dùng đến sức mạnh cưỡng chế bằng các phán quyết của Tòa án. Riêng cơ chế nhân quyền quốc gia không có mô hình Tòa án để xem xét, xử lý các khiếu nại vì đã có hệ thống Tòa án của mỗi quốc gia. Còn cơ chế nhân quyền Liên Hợp Quốc và cơ chế nhân quyền khu vực thì Tòa án nhân quyền vẫn là một thiết chế có vị trí quan trọng trong việc

thúc đẩy và bảo đảm quyền con người. Điều đó cho thấy, con đường tài phán

37

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh đăk nông (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)