Tỉnh Đắk Nôngđược thành lập từ ngày 01/01/2004 theo Nghị Quyết số 23/2003/QH11 ban hành ngày 26/11/2003 của Quốc Hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh Đắk Lắk và tỉnh mới Đắk Nông. Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk
Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình
Phước, phía Tây giáp Cămpuchia với 130 km đường biên giới, có 2 cửa khẩu chính là Bu Prăng và Đăk Per.
Tổng diện tích của tỉnh Đắk Nông là 651.562 ha; trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp là 318.444 ha, chiếm 48,87% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp 263.957 ha, chiếm 40,5%; đất chuyên dùng là 25.547 ha, chiếm 3,92%; đất ở 4.771 ha, chiếm 0,73%. [24]
Địa hình của tỉnh Đắk Nông đa dạng và phong phú, bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ giữa các núi cao hùng vĩ, hiểm trở với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng với các đặc trưng theo từng tiểu vùng khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với từng ngành sản xuất khác nhau.
44
Khí hậu tỉnh Đắk Nông vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt; lượng mưa hàng năm lớn (2.200-2.400 mm/năm), nhưng số
giờ năng trong năm cao (2.000-2.300 giờ/năm); khí hậu trung bình hàng
năm khoảng 230C, độ ẩm không khí cao (84%) rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Dân số: trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có khoảng 138.799 hộ, với khoảng 583.356 người, bao gồm 40 thành phần dân tộc, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số trên toàn tỉnh có 39.167 hộ với 180.194 người, chiếm tỷ lệ 30,89% dân số toàn tỉnh; có 03 dân tộc thiểu số tại chỗ là M’Nông, Mạ và Ê Đê với dân số là 59.104 người chiếm 10,13% so với dân số toàn tỉnh và
32,8% so với tổng số dân tộc thiểu số. So với năm 2004, dân số đồng bào
dân tộc thiếu số tăng 14.167 hộ với 44.972 người (trung bình gần 4.500 người/năm). Dân số đô thị chiếm 15,38%; dân số nông thôn chiếm 84,62%. Tỉ lệ tăng dân số trung bình là 3,25%. Mật độ dân số trung bình 89,7 người/km2. Dân cư phân bố không đều trên địa bàn các huyện, nơi đông dân cư chủ yếu tập trung ở các trung tâm xã, thị trấn huyện lỵ, ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ.Có những vùng dân cư thưa thớt như một số xã của
huyện Đắk Glong, Tuy Đức.
- Lao động: Số người trong độ tuổi lao động năm 2015 toàn tỉnh có 373.987 người, chiếm 64% dân số; trong đó, dân sốnông thôn 317.876 người, chiếm 85%; dân số chủ yếu tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 80,5% trong tổng dân số trung bình toàn tỉnh. Số lượng lao động qua đào tạo 42,86%. Phần lớn lực lượng lao động là lao động chân tay trong các ngành nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, do cơ cấu sản xuất chủ yếu là nông, lâm
45
nghiệp nên đội ngũ cán bộ kỹ thuật của các nông, lâm trường và một số nông dân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trồng và thâm canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày như đậu đỗ, mía, bông, cà phê, cao su, điều, tiêu v.v.
Dân số và nguồn nhân lực của tỉnh dồi dào, người dân cần cù, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trình độ dân trí còn thấp, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, gây khó khăn cho việc chấp hành pháp luật. Phần lớn dân cư và lao động sống bằng nghề nông, lâm nghiệp, lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn ít, thiếu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh nên ở một số địa bàn đời sống của dân cư còn gặp khó khăn.
- Tăng trưởng kinh tế ở mức khá: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (giá 2010) giai đoạn 2011-2015 là 8,12%. Đây là mức tăng trưởng không cao đối với một tỉnh nghèo, quy mô nền kinh tế còn nhỏ. GDP năm 2015 là 21.092 tỷ đồng; bình quân đầu người (theo giá hiện hành) tăng dần, từ 20,19 triệu đồng năm 2010 lên năm2015 đạt 36,48 triệu đồng.
- Hoạt động thương mại, dịch vụ: Có nhiều chuyển biến, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của hoạt động sản xuất, kinh doanh và phục vụđời sống dân cư trên tất cảcác lĩnh vực. Kim ngạch xuất- nhập khẩu tăng theo từng năm và đạt mức tăng trưởng cao. Du lịch có bước phát triển khá, cơ sở hạ tầng du lịch từng bước được đầu tư xây dựng, bước đầu đã khai thác được một số tiềm năng du lịch của địa phương. Mạng lưới các tổ chức tín dụng tiếp tục củng cố và phát triển, đã phủ khắp địa bàn các huyện, thịxã, đáp ứng cơ bản nhu cầu của người dân. Hoạt động vận tải, bưu chính, viễn thông, truyền hình phát triển khá, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tếvà đời sống nhân dân.
46
Thu ngân sách của tỉnh Đắk Nông tăng đều qua các năm, năm 2016 đạt khoảng 1.200 tỉ đồng. Tuy nhiên, để duy trì nguồn thu này ổn định thì cần duy trì được sức hấp dẫn của Đắk Nông đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của vùng có đáp ứng được các tiêu chí của các nhà đầu tư hay không. Sự tăng trưởng kinh tế của Đắk Nông trong thời gian qua có được là nhờ việc sử dụng những yếu tố thâm dụng như: nguồn tài nguyên, khí hậu, địa điểm, nhân lực để hấp dẫn nhà đầu tư. Trong khi các yếu tố tiên tiến như: cơ sở hạ tầng thông tin, lao động có kĩ năng, phương tiện nghiên cứu và bí quyết công nghệ thì vẫn chưa được tạo dựng đầy đủvà đồng bộ.
Trong những năm qua, xu thế hội nhập mở cửa đất nước, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, tỉnh Đắk Nông cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh về an ninh chính trị xã hội. Tỉnh Đắk Nông là tỉnh có diện tích rộng còn nhiều rừng tự nhiên, đất đai còn nhiều chưa được khai phá mà dân cư lại thưa thớt, hơn nữa thổnhưỡng của Đắk Nông đất đỏ Bazan thích hợp cho việc trồng các cây nông nghiệp dài ngày như cà phê; tiêu; điều; ca cao; cao su; … có giá trị kinh tế cao. Vì vậy số lượng dân nhập cư lớn từ nơi khác đổ về Đắk Nông vào những vụ mùa thu hoạch, hay những kẻđến phá rừng làm nương rẫy… nên tiềm ẩn nhiều loại tội phạm xảy ra trên địa bàn. Bên cạnh đó những loại tội phạm về ma túy, giết người, cướp tài sản… vẫn đang diễn ra phức tạp.Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho các cơ quan tư pháp của tỉnh ngày càng khó khăn hơn.
2.1.2. Tổ chức bộmáy và cơ sở vật chất của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Nông