Mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở việt nam hiện nay (Trang 44 - 45)

Thi đua và khen thưởng có mối quan hệ biện chứng. Trong đó, thi đua là cơ sở, nền tảng của khen thưởng, ngược lại, khen thưởng có tác động tích cực tới hiệu quả của công tác thi đua.

Thứ nhất, thi đua là cơ sở, nền tảng của công tác khen thưởng

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, "thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch". Phong trào thi đua chính là môi trường để các cá nhân, tập thể tham gia và phát huy những khả năng của mình để góp sức vào thành công chung.

Từ trong PTTĐ, mới xuất hiện các điển hình tiên tiến là các cá nhân, tập thể đạt được những thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào thành công chung của cả tập thể.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thi đua mang tình đồng chí, đồng đội, "thi đua là người đi trước hiểu biết, dẫn người đi sau, hỗ trợ, giúp đỡ cùng nhau tiến bộ, cùng nhau phát triển". Người nói: "Thi đua tăng cường đoàn kết, mà đoàn kết đẩy mạnh thi đua. Đoàn kết ấy là đoàn kết thật sự và rất chặt chẽ" [107, tr.112].

Khen thưởng với bản chất là sự suy tôn, ghi nhận những thành tích của cá nhân, tập thể đạt được trong công tác, luôn gắn liền với PTTĐ ở hai khía cạnh:

Một là, các quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện phải gắn chặt

với nội dung, chỉ tiêu, mục đích của từng PTTĐ cụ thể. Không thể lấy chỉ tiêu, tiêu chuẩn, đối tượng của phong trào này để làm căn cứ xét tặng thành tích trong phong trào khác. Hoặc không có chuyện lúc phát động thi đua đặt ra những tiêu chuẩn, chỉ tiêu rồi, nhưng đến lúc khen thưởng lại thay đổi những nội dung tiêu chuẩn, chỉ tiêu đó.

Hai là, căn cứ để khen thưởng phải là thành tích của cá nhân, tập thể đạt

được trong PTTĐ, chứ không ở nơi khác. Tập thể, cá nhân không tham gia PTTĐ thì không được xét tặng bất kỳ DHTĐ nào. Việc xét tặng khen thưởng phải là sự suy tôn, ghi nhận của mọi người. Và không ai khác chính là từ những người tham gia PTTĐ đó. Không thể có chuyện những người trong lĩnh vực y tế suy tôn những thành tích trong lĩnh vực giáo dục (và ngược lại) được.

Thứ hai, thực hiện công tác khen thưởng tốt sẽ c tác dụng tích cực tới hiệu quả của các phong trào thi đua

Khen thưởng không phải là sự chủ quan duy ý chí của cá nhân có thẩm quyền, không phải sự nể nang hay tư lợi. Khen thưởng là sự suy tôn, đánh giá của các một tập thể. Đảm bảo được nguyên tắc khách quan, công bằng, dân chủ trong công tác khen thưởng, hay nói cách khách, phải "khen trúng, thưởng xứng" mới tạo được hiệu ứng tâm lý tích cực đến người lao động, quần chúng nhân dân tham gia PTTĐ. Muốn PTTĐ yêu nước và công tác khen thưởng thực hiện có hiệu quả tốt, cần chú ý công khai, minh bạch, dân chủ, xây dựng niềm tin trong mỗi cá nhân, tập thể tham gia, tiếp tục cổ vũ , khuyến khích lao động hăng hái hơn, nỗ lực hơn trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Ngược lại, những trường hợp khen không đúng người, đúng việc sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới PTTĐ nói riêng và tâm lý người lao động, quần chúng nhân dân nói chung. Khen thưởng chỉ dựa trên hồ sơ, không có sự kiểm tra, thẩm tra cụ thể, cặn kẽ sẽ làm bỏ lọt những cá nhân, tập thể không xứng đáng, thậm chí không đúng đối tượng. Việc khen thưởng những hình thức cao thì việc xét tặng càng phải làm kỹ lưỡng hơn.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở việt nam hiện nay (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)