2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Thầy thuốc Nhân
3.2.1.3. Hạn chế trong thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng trong tổ chức, bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng
trong tổ chức, bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng
Thứ nhất, hạn chế trong áp dụng các quy định pháp luật về tổ chức Hội đồng Thi đua - Khen thưởng
Hội đồng TĐ-KT ở nhiều nơi được thành lập chưa thống nhất về cơ cấu. Theo quy định, Chủ tịch Hội đồng TĐKT là thủ trưởng đơn vị. Tuy nhiên, có những đơn vị, thủ thủ trưởng đơn vị giao cho cấp phó phụ trách công tác TĐKT làm Chủ tịch Hội đồng TĐKT (như trường hợp ở Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam). Việc quy định Thủ trưởng đơn vị là Chủ tịch Hội đồng TĐKT đơn vị sẽ có tác động tích cực tới môi trường TĐKT vì: thứ nhất, công tác TĐKT sẽ được nhìn nhận ở vai trò, vị trí quan trọng hơn so với các mảng công tác khác mà không do thủ trưởng đơn vị phụ trách; thứ hai, các chính sách, quy định giữa công tác TĐKT và các công tác khác được đồng bộ hơn; thứ ba, đảm bảo tính đúng đắn, kịp thời hơn trong việc ban hành những chính sách, quy định về TĐKT hay những thủ tục liên quan tới công tác TĐKT. Do đó, những nơi mà
Thủ trưởng đơn vị không phải là Chủ tịch Hội đồng TĐKT thì những tác động đó sẻ suy giảm phần nào.
Thành phần tham gia Hội đồng TĐ-KT được quy định mang tính tuỳ nghi, do Thủ trưởng đơn vị quyết định. Vì vậy, thành phần tham gia Hội đồng TĐKT gồm các Phủ Chủ tịch và Uỷ viên không giống nhau. Tuy nhiên đối với những đơn vị có nhiều đơn vị trực thuộc, Hội đồng TĐKT không bao gồm tất cả các thủ trưởng đơn vị đó, mà theo cơ chế đại diện hoặc luân phiên. Như vậy sẽ có những bất cập: thứ nhất, không công bằng giữa đơn vị có thủ trưởng tham gia và không tham gia Hội đồng TĐKT. Việc không tham gia Hội đồng TĐKT sẽ làm cho đơn vị không có cơ hội được trình bày những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai cũng như giải trình những trường hợp đề nghị khen thưởng. Thứ hai, vì thay đổi luân phiên nên các uỷ viên Hội đồng sẽ không theo dõi, nắm bắt được những thay đổi trong các chính sách, quy định, cũng như thực trạng môi trường TĐKT trong đơn vị, từ đó làm giảm chất lượng THPL TĐKT trong đơn vị nói chung.
Việc ban hành Quy chế về hoạt động của Hội đồng TĐ-KT cũng chưa được thực hiện triệt để. Quy chế hoạt động của Hội đồng TĐ-KT thường được tích hợp là một mảng trong Quy chế công tác TĐKT, mà chưa tách rời ra. Bên cạnh đó, hoạt động của Hội đồng TĐ-KT được quy định chung chung, thiếu cụ, đặc biệt trong việc phân định vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong Hội đồng cũng như hình thức, phương thức họp, và nội dung nhiệm vụ của Hội đồng còn chưa quy định rõ ràng. Như vậy sẽ ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng TĐKT.
Thứ hai, hạn chế trong áp dụng pháp luật các quy định về bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng
Các quy định về bộ máy làm công tác TĐKT được quy định rõ ràng, cụ thể trong Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ quy định về tổachức bộamáy làm công tác TĐKT. Tuy nhiên việc áp dụng các quy định trong tổ chức làm công tác TĐKT tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ còn chưa thống nhất về mô hình tổ chức. Hiện nay, có 06/22 Bộ, cơ quan ngang Bộ lập Vụ TĐKT; có 07 Bộ, ngành thành lập Ban TĐ-KT; có 30 bộ, ban, ngành quyếtađịnh thành lập Phòng TĐ-KT. Về số lượng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác TĐKT có 24 Bộ, ngành đã bố trí cán bộ kiêmanhiệm, 13 Bộ, ngành bố trí có cán bộ chuyênatrách. Đối với các doanhanghiệp, hội, trường học, công tác TĐKT chủ yếu do từ 01 đến 02 cán bộ thuộc bộ phận tổ chức hoặc Vănaphòng kiêm nhiệm.
Tại các cơ quan khác ở Trung ương, mặc dù Nghị định số 122/2005/NĐ-CP đã quy định tiêu chí thành lập Vụ TĐ-KT, nhưng nhiều Bộ, ngành đủ điều kiện cũng không trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Đã có nhiều cơ quan, đơn vị thành lập bộ phận công tác TĐKT riêng (Ban hoặc là Phòng). Tuy nhiên, cũng có một số đơn vị mới cử cán bộ theo dõi. Còn ở nhiều nơi hầu hết công tác TĐKT thuộc biên chế của Văn phòng hoặc Ban (Vụ) Tổ chức - Cán bộ. Có Bộ, cơ quan, tổ chức làm công tác TĐKT vẫn chỉ là bộ phận nhỏ đặt trong Vụ Pháp chế, Thi đua, tuyên truyền hoặc Văn phòng Bộ. Nhiều tổ chức chính trị, chính trị - xã hội chưa có bộ phận chuyên trách làm công tác TĐKT nên hoạt động mang tính tùy nghi, thiếu tính tổ chức.
Đối với các địa phương, thời gian trước năm 2008, Ban TĐ-KT ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố. Có một số tỉnh đặt Ban TĐ-KT trong Sở Nội vụ. Ban Thi đua- Khen thưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Sau khi Ban TĐ-KT Trung ương có quyết định sáp nhập vào Bộ Nội vụ, đồng thời Chính phủ cũng có quy định mới, theo đó sáp nhập Ban TĐ-KT các tỉnh vào Sở Nội vụ. Việc chuyển cơ quan quản lý nhà nước về công tác TĐKT ở Trung ương và cấp tỉnh vào ngành nội vụ chỉ giảm đầu mối trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, lại làm tăng thêm thủ tục hành chính đối với công tác TĐKT.
kiện toàn đầy đủ. Nhiều cơ quan nhà nước chỉ có 02-03 cán bộ, công chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác TĐKT thuộc biên chế của Văn phòng hoặc Vụ Tổ chức - Cán bộ. Ở cấp huyện hầu hết mới bố trí được 01 công chức kiêm nhiệm; nhiều địa phương bố trí được biên chế cho công tác TĐKT nhưng thực tế chức danh này vẫn phải đrm nhiệm thêm một số công việc khác của phòng Nội vụ. Ở cấp Sở, ban, ngành của địa phương hầu hết là kiêm nhiệm do thiếu biên chế. Tại cấp xã theo quy định mới bố trí ½ biên chế. Chính vì vậy, tổ chức làm công tác TĐKT hiện nay vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ của công tác TĐKT.