2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Thầy thuốc Nhân
4.2.1. Nâng cao nhận thức trong thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng
những trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn những vẫn cố bằng mọi cách tác động để "chạy thành tích" để nhằm "đánh bóng" tập thể và người đứng đầu. Đặc biệt, trong sơ kết, tổng kết PTTĐ, khi bình xét cần có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, đánh giá khách quan trung thực thành tích, kết hợp với lấy ý kiến nhiều chiều trong đó hết sức chú trọng phát huy dân chủ từ tập thể người lao động, quần chúng nhân dân trong đánh giá đâu là thành tích thật, đâu là "bệnh" thành tích.
4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI ĐUA, KHEN THƢỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ĐUA, KHEN THƢỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.2.1. Nâng cao nhận thức trong thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng khen thưởng
Để các chủ thể thực hiện tốt pháp luật TĐKT trước hết phải cần đẩy nhanh và đẩy mạnh công tác tuyên ruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, từ đó hình thành ý thức pháp luật TĐKT. Đó là là tiền đề tư tưởng trực tiếp nhất để nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật TĐKT.
Trước hết, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cần được trang bị các kiến thức nền tảng của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các quan điểm của Đảng về TĐKT. Hiện nay, nội dung về TĐKT đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình đào tạo cao cấp lý luận chính trị và trung cấp lý luận chính trị ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và hệ thống các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các trường đạo tạo cán bộ của bộ, ngành trung ương. Tuy nhiên, thời lượng dành cho môn học còn ít, và chỉ được xếp vào môn học ngoại khóa, không phải là môn học bắt buộc. Hơn nữa, giảng viên tham gia giảng dạy học phần còn
thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Nội dung giảng dạy dành cho học viên là lãnh đạo các cấp không chỉ dừng lại ở việc phổ biến các quy phạm pháp luật TĐKT mà quan trọng hơn, cần nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của thực hiện pháp luật TĐKT trong việc hoàn thành nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị và trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Cần nhấn mạnh về vai trò của cá nhân người đứng đầu đơn vị trong việc tạo hiệu quả thực hiện pháp luật TĐKT. Ngoài những nguyên tắc, còn cần nâng cao nhận thức về tính nêu gương, chống bệnh hình thức, chống bệnh thành tích trong quá trình thực hiện pháp luật TĐKT.
Đối với đội ngũ tham mưu, trực tiếp làm công tác TĐKT, cần nâng cao nhận thức về việc thực hiện đúng các nguyên tắc, các quy định trong pháp luật TĐKT. Nhận thức được vai trò, vị trí và chức năng, nhiệm vụ của mình đối với đối tượng của thực hiện pháp luật TĐKT và cấp có thẩm quyền. Ngoài việc thường xuyên nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, nắm chắc các quy định về pháp luật TĐKT, còn phải trau dồi bản lĩnh nghề nghiệp và sự nhạy cảm, linh hoạt trong thực hiện pháp luật TĐKT. Người cán bộ phải nắm được đặc điểm, tình hình, chức năng, nhiệm vụ của đối tượng (cá nhân và tập thể) và môi trường thi đua để từ đó tham mưu phát động các PTTĐ phù hợp, hiệu quả và thực chất nhất, hiệu quả nhất. Đồng thời phải là người quan sát, nắm bắt được sự thay đổi của thực tiễn để tham mưu điều chỉnh việc thực hiện pháp luật TĐKT bảo đảm tính kịp thời. Bên cạnh đó, khi thực hiện các quy định về khen thưởng, cần hiểu rõ đó không phải là sự ban phát, máy móc, mà là sự suy tôn, tôn vinh và phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Cũng như mọi lĩnh vực khác, công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện pháp luật TĐKT là một công việc quan trọng cơ bản trong tổ chức các PTTĐ yêu nước. Một mặt qua tuyên truyền để đưa đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật TĐKT đến với người lao động, quần chúng nhân dân. Từ đó họ có thể biết và hiểu được vai trò, ý nghĩa của TĐKT
và nâng cao nhận thức về mặt pháp lý, ý thức tôn trọng, tự giác thực hiện, tạo ra môi trường thi đua tích cực trong tập thể; mặt khác, giúp các cấp lãnh đạo thu nhận những thông tin ngược chiều, nắm bắt rõ hơn tư tưởng, nguyện vọng, ý kiến của người lao động, quần chúng nhân dân trong quá trình thực hiện pháp luật TĐKT.
Thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TĐKT đã được quan tâm thực hiện, góp phần quan trọng trong việc đưa đường lối, chủ trương, chính sách, Luật TĐKT đến với cán bộ trong hệ thống chính trị. Đặc biệt sau khi Học viện Chính trị Hồ Chí Minh triển khai việc giảng dạy công tác TĐKT trong chương trình cao cấp lý luận chính trị từ năm học 2018-2019 đối với đối tượng cán bộ lãnh đạo quản lý trung, cao cấp trong toàn hệ thống chính trị. Việc thực hiện công tác tuyên truyền đã tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật về TĐKT trong đội ngũ cán bộ, người lao động và quần chúng nhân dân. Đặc biệt là qua việc tuyên truyền và các khóa tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, đã nâng cao kiến thức, kỹ năng, trách nhiệm của cán bộ làm công tác TĐKT ở cơ sở.
Để công tác tuyên truyền được hiểu quả nhằm nâng cao ý thức pháp luật của các đối tượng tham gia thi đua, trong thời gian tới cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TĐKT đến với cả đội ngũ cán bộ, người lao động và quần chúng nhân dân bằng các hình thức đa dạng, linh hoạt hơn, đặc biệt là tuyên truyền sâu rộng hơn pháp luật về TĐKT. Rút kinh nghiệm từ thực tiễn, tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TĐKT cùng với tất cả các đối tượng tại các khu vực hành chính, dân cư, khối các doanh nghiệp.
Các cơ quan chuyên trách công tác TĐKT tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể chỉ đạo tuyên truyền, quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày
07/4/2014 của Bộ Chính trị; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TĐKT và các văn bản hướng dẫn thi hành để góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, người lao động, quần chúng nhân dân về vị trí, vai trò của công tác TĐKT, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của bộ, ngành, địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các PTTĐ, phát huy sức mạnh của hệ thống cơ quan truyền thông từ Trung ương đến các địap hương, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp giữa cơ quan làm công tác TĐKT với cơ quan thông tin, truyền thông trong việc phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, các gương người tốt, việc tốt.
Đẩy mạnh thực hiện chương trình phối hợp giữa Ban TĐ-KT Trung ương với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí Trung ương. Các cơ quan truyền thông của bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về TĐKT; các PTTĐ, nêu gương các điển hình tiên tiến, những thành quả của các PTTĐ trên các lĩnh vực của đời sống, xã hội; tổ chức các cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt… tích cực mở dành nhiều thời gian, thời lượng, mở thêm chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền và nêu gương các điển hình tiên tiến; tập trung tuyên truyền về những thành quả của các PTTĐ trên các lĩnh vực của đời sống. Qua đó, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm, tạo không khí thi đua sôi nổi trong các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các Bộ, ngành, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và các địa phương cần xây dựng chương trình, kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng các nhân tố mới, điển hình
tiên tiến trong các PTTĐ và tạo điều kiện để các điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân được phong tặng các danh hiệu vinh dự nhà nước và khen thưởng bậc cao được tuyên truyền, báo cáo điển hình tạo sự lan tỏa trong xã hội.