2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Thầy thuốc Nhân
3.2.1.4. Hạn chế trong thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng trong quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng
trong quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng
Thứ nhất, hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến về thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng
Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tổ chức THPL TĐKT trong thời gian qua vẫn tồn tại một số điểm cần khắc phục. Một số đơn vị, địa phương chưa quan tâm thường xuyên việc đổi mới các hình thức, phương pháp tuyên truyền. Các hình thức tuyêna truyền thiết thực, hiệu quả nhằm đưa các quy định của pháp luật TĐKT vào đời sống chưa đạt được nhiều kết quả nổiabật. Thực tế công tác TĐKT hiện nay chỉ được quan tâm, để ý khi các tổ chức, địa phương tiến hành bình xét TĐKT cuối năm. Không những vật, trong bình xét khen thưởng có tình trạng bình xét chủ yếu theo cảm tính cá nhân, không căn cứ vào các quy định pháp luật, dẫn đến công tác TĐKT không đạt được hiệu quả như mong đợi.
Cá biệt vẫn còn một số đơn vị, cá nhân có nhận thức và cách hiểu sai lầm về khen thưởng. Họ cho rằng khen thưởng là việc mặc nhiên phải có, có tổng kết là phải có khen thưởng. Họ không có sự đánh giá, đối chiếu về kết quả, hiệu quả công việc của mình, của đơn vị đạt được ở mức độ nào. Ở những cá nhân này, HTKT được coi như một thứ "trang sức", một thứ lợi ích chung để chia nhau, như vậy là rất sai lầm.
Theo như kết quả của cuộc điều tra xã hội học của Đề tài độc lập cấp Nhà nước "Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới công tác TĐKT trong giai đoạn
hiện nay", năm 2013 do Viện Khoa học tổ chức nhà nước là cơ quan chủ trì,
cho thấy kết quả tiếp cận của các đối tượng về Luật TĐKT chủ yếu được giá đã được tiếp cận ở mức "đã được nghe đọc" đối với mọi đối tượng (bao gồm các tổ chức khu vực nhà nước, hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, cộng đồng dân cư). Cụ thể:
Biểu đồ 3.4: Tiếp cận của các đối tƣợng về Luật thi đua, khen thƣởng
Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học Đề tài độc lập cấp Nhà nước "Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới công tác TĐKT trong giai đoạn hiện nay"
Thứ hai, hạn chế trong áp dụng pháp luật các quy định về thanh tra, ki m tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm trong công tác thực hiện pháp luật TĐKT
Một là, thanh tra, kiểm tra có ý nghĩa then chốt, quyết định hiệu quả
công tác quản lý Nhà nước về công tác TĐKT. Tuy nhiên, trong những năm qua, công tác này chưa được tổ chức, đơn vị thực hiện thường xuyên. Công tác thanh tra, kiểm tra chủ yếu theo định kỳ hàng năm hoặc theo đợt phát
động PTTĐ, kết thúc phong trào TĐKT còn rất hạn chế. Một số đơn vị còn có biểu hiện nhận thức chưa đầy đủ, vì vậy còn hiện tượng buông lỏng, chưa thực sự sát sao, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chưa được đề cao. Từ đó dẫn đến việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về TĐKT còn hạn chế…
Hai là, về việc giải quyết các đơn thưa khiếu nại, tố cáo: Trong 4 năm
(2015- 2018), Ban TĐKT Trung ương đã tiếp nhận và giảiaquyết hoặc phối hợp giải quyết hơn 3500 đơn, thư khiếu nại, tố cáo trực tiếp từ công dân hoặc qua bưu điện (Qua các báo cáo hằng năm của Ban TĐKT Trung ương).
Về nội dung các đơn thư chủ yếu liên quan đến việc thực hiện các chế độ, chính sách khen thưởng của Nhà nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhìn chung công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại tố cáo vẫn còn hiện tượng xử lý theo cảm tính, nể nang hoặc có cả những tiêu cực trong đó. Thực tiễn cho thấy số cá nhân đã lợi dụng những thiếu sót, kẽ hở trong quy định về thủ tục hoặc do trách nhiệm, năng lực trong thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lầm công tác thẩm định, tham mưu, cho nên đã để xuất hiện tình trạng một số cá nhân, tổ chức khai không đúng thành tích để được tặng các HTKT, DHTĐ. Ngược lại, có những cá nhân, tập thể lập được nhiều thành tích trong công tác lại không được xem xét để khen thưởng vì những hạn chế trong các thủ tục, quy trình hành chính… dẫn đến có đơn khiếu nại, tố cáo của người lao động, quần chúng nhân dân.
Ba là, bên cạnh đó, công tác xử lý các vi phạm trong thực hiện pháp
luật TĐKT còn gặp những hạn chế mà chủ yếu do việc các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật TĐKT chưa đầy đủ, toàn diện. Vì vậy, dù thực tế có tình trạng vi phạm pháp luật TĐKT nhưng không đơn giản để xử lý mặc dù đã có kết luận của kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm mới chỉ dừng ở mức độ xử lý với chủ yếu là hình thức nhắc nhở nên hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra chưa kết quả cao.