Thực hiện pháp luật thi đua, khen thƣởng đảm bảo tính dân chủ và kịp thờ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở việt nam hiện nay (Trang 131 - 133)

2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Thầy thuốc Nhân

4.1.3. Thực hiện pháp luật thi đua, khen thƣởng đảm bảo tính dân chủ và kịp thờ

chủ và kịp thời

Để PTTĐ trở thành phong trào toàn dân, huy động được sức mạnh của cả hệ thống, phát huy được sự đoàn kết trong tập thể, việc thực hiện pháp luật TĐKT cần đảm bảo được tính dân chủ và kịp thời.

Tính dân chủ được thể hiện ngay từ khâu tổ chức phát động các PTTĐ. Việc lựa chọn những nhiệm vụ trọng tâm, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của tổ chức, đơn vị cần phải có ý kiến tham gia của các cá nhân trong tập thể, chứ không mang tính ý chí chủ quan của người lãnh đạo được. PTTĐ phải thu hút được sự tham gia của mọi thành phần, mọi cá nhân, tập thể trong phạm vi quản lý. Để được như vậy, ý kiến của các cá nhân, tập thể phải được tôn trọng. Pháp luật TĐKT cũng đã quy định về việc lấy ý kiến trong phát động tổ chức PTTĐ. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả, phải có những cách thức phát huy tính dân chủ đó. Các cá nhân trong tập thể phải được thể hiện ý kiến cá nhân của mình về PTTĐ từ tên gọi, chủ đề, nội dung, mục tiêu…Các ý kiến phải được thảo luận dân chủ, trực tiếp và trên cơ sở tôn trọng, lắng nghe

để có được sự đồng thuận từ trên xuống dưới. Trong quá trình triển khai PTTĐ, tính dân chủ lại càng phải cần phát huy, đặc biệt đối với các PTTĐ dài hạn. Qua các khâu sơ kết, từng giai đoạn, phát hiện được những điểm còn tồn tại, hạn chế, cần phải được thảo luận dân chủ để tìm ra được cách thức sửa chữa, kịp thời khắc phục cho giai đoạn sau.

Thực hiện các quy định liên quan tới công tác khen thưởng, bao gồm khen tặng các DHTĐ và các HTKT cũng phải gắn với tính dân chủ và kịp thời. Khen thưởng phải là sự tôn vinh, suy tôn từ tập thể. Sự tôn vinh này cũng cần dựa trên tính dân chủ. Từ trong PTTĐ, những tấm gương cá nhân, tập thể được phát hiện, đề nghị khen thưởng phải được đông đảo mọi người đồng tình. Khen thưởng phải đảm bảo tính toàn diện, từ các điều kiện về phẩm chất, tư tưởng, lối sống, bản lĩnh chính trị… cho tới việc hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân đó. Ngoài ra, một cá nhân trong một thời điểm cũng đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau đến từ nhiều tổ chức khác nhau như Công đoàn, Đoàn Thanh niên… việc đánh gía, bình xét khen thưởng cũng cần có ý kiến của các tổ chức đó.

Đối với khen thưởng, đặc biệt trong các trường hợp khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo niên hạn thì yếu tố kịp thời càng cần phải chú trọng. Tính kịp thời cần phải được nhận thức trên hai thời điểm:

Thứ nhất, so với thời điểm đạt được thành tích khen thưởng. Đối với

những trường hợp đột xuất nhưng thành tích trong hoạt động của họ được xã hội thừa nhận, có ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng, cụ thể và rõ ràng. Như những trường hợp cứu người, cứu vật, hoặc đạt các thành tích cao trong các kỳ thi hoặc thể thao tầm quốc tế… Đối với những thành tích này, cơ quan tham mưu có thể đề xuất với cấp có thẩm quyền khen tặng ngay, bỏ qua các thủ tục quy trình trung gian. Như vậy, việc thực hiện pháp luật TĐKT mới đem lại tác dụng, tạo tâm lý tốt trong xã hội.

đối tượng khen thưởng. Có thể nhìn rõ nhất trong trường hợp khen theo thành tích cống hiến, khen niên hạn, khen thưởng đối với những người đang ở trạng thái sức khoẻ không tốt hay những dịp thành lập đơn vị… Đối với những trường hợp này có thể thực hiện theo quy trình, thủ tục rút gọn hoặc cán bộ tham mưu phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện, xin ý kiến các cấp có liên quan để đề nghị khen thưởng.

Thực hiện pháp luật TĐKT đảm bảo tính dân chủ nhưng cần linh hoạt trong nhận thức các vụ việc, trường hợp cụ thể đề cần đảm bảo tính kịp thời. Như vậy mới tạo được hiệu ứng tích cực trong tâm lý người lao động và qua đó tác động thúc đẩy môi trường thi đua trong đơn vị phát triển.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở việt nam hiện nay (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)