Pháp luật TĐKT điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực TĐKT, gồm rất nhiều nhóm quan hệ tương ứng với những nhóm quy định cụ thể như: nhóm quy định về việc tổ chức, phát động phong trào thi đua; nhóm quy định về công tác khen thưởng; nhóm quy định về tổ chức bộ máy làm công tác TĐKT; nhóm quy định về việc xử lý khiếu nại, tố cáo trong thực hiện pháp luật TĐKT; nhóm quy định về quản lý quỹ TĐKT; nhóm quy định về quy trình, thủ tục trong thực hiện pháp luật TĐKT….. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, Luận án chủ yếu tập trung phân tích thực hiện pháp luật TĐKT đối với các nhóm nội dung chính sau:
Thứ nhất, thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng trong tổ chức, phát động phong trào thi đua
Trong tổ chức, phát động các PTTĐ phải thực hiện đúng các nội dung về mục tiêu, nguyên tắc, thẩm quyền. Theo đó, Điều 5 Luật TĐKT đã quy định rõ, “mục tiêu của thi đua là nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn,
động, sáng tạo, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, v mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Đồng thời, THPL trong thi đua phải tuân theo các nguyên tắc gồm tự nguyện, tự giác, công khai, đoàn kết, hợp tác, cùng phát triển. Các PTTĐ được tổ chức, phát động dưới hai hình thức là thi đua thường xuyên và thi đua theo đợt.
Danh hiệu thi đua gồm có: Các danh hiệu thi đua đối với cá nhân: "Chiến sĩ thi đua toàn quốc"; "Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương"; "Chiến sĩ thi đua cơ sở"; "Lao động tiên tiến", "Chiến sĩ tiên tiến". Các danh hiệu thi đua đối với tập thể: "Cờ thi đua của Chính phủ"; "Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương"; "Tập thể lao động xuất sắc", "Đơn vị quyết thắng"; "Tập thể lao động tiên tiến", "Đơn vị tiên tiến"; Thôn, bản, làng, ấp, tổ dân phố văn hóa và tương đương. Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình là "Gia đình văn hóa".
Việc xét tặng các DHTĐ được thực hiện dựa trên các căn cứ là PTTĐ, đăng ký tham gia thi đua, thành tích thi đua và tiêu chuẩn thi đua, với mỗi loại danh hiệu thi đua được quy định các tiêu chuẩn cụ thể, thành tích thi đua tương ứng với mức độ đóng góp cho sự nghiệp chung của đất nước, của cơ quan và địa phương. Thẩm quyền quyết định xét tặng các DHTĐ được quy định cụ thể tại các Điều 78, 79 và 80 Luật TĐKT 2003.
Thứ hai, thực hiện pháp luật TĐKT trong thực hiện công tác xét tặng các DHTĐ và HTKT
- Các nguyên tắc khi THPL về khen thưởng được quy định trong Luật gồm (1) Chính xác, công bằng, công khai và kịp thời; (2) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; (3) Bảo đảm tính thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng; (4) Kết hợp chặt chẽ giữa động viên về tinh thần phải đi đôi với thưởng về vật chất.
sung các nguyên tắc cho phù hợp với thực tiễn THPL khen thưởng. Điều 3 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP tiếp tục làm rõ các nguyên tắc khen thưởng: “1.
H nh thức khen thưởng phải phù hợp với đối tượng, chức năng, nhiệm vụ được giao của tập th , cá nhân và thành tích đạt được.2. Khen thưởng phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được, không nhất thiết phải c h nh thức khen thưởng mức thấp mới được khen thưởng mức cao hơn. Chú trọng khen thưởng tập th nhỏ và cá nhân là người trực tiếp lao động, sản xuất, học tập, công tác hoặc chiến đấu, phục vụ chiến đấu.Không tặng thưởng nhiều h nh thức cho một thành tích đạt được. H nh thức khen thưởng theo đợt, chuyên đề không tính làm điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.Khi c nhiều cá nhân, tập th cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn th lựa chọn cá nhân nữ hoặc tập th c tỷ lệ nữ từ 70% trở lên đ xét khen thưởng. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ thời gian giữ chức vụ đ xét khen thưởng quá tr nh cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung; trường hợp quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn th thời gian giữ chức vụ đ xét khen thưởng quá tr nh cống hiến được thực hiện theo quy định chung.”
- Các HTKT theo pháp luật TĐKT hiện nay có 07 HTKT gồm: Huân chương; Huy chương; Danh hiệu vinh dự Nhà nước; Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước; Kỷ niệm chương, Huy hiệu; Bằng khen; Giấy khen. Tương ứng với 07 hình thức khen thưởng trên có 29 loại khác nhau, bao gồm 10 loại huân chương; 04 loại huy chương; 08 loại danh hiệu vinh dự Nhà nước; 02 loại giải thưởng, 01 loại kỷ niệm chương; 01 loại huy hiệu; 02 loại bằng khen và 01 loại giấy khen, cụ thể:
(1) Huân chương có 10 loại, gồm: "Huân chương Sao vàng"; "Huân chương Hồ Chí Minh"; "Huân chương Độc lập" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; "Huân chương Quân công" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; "Huân chương Lao động" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; "Huân chương Bảo vệ Tổ quốc" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; "Huân chương Chiến công" hạng nhất, hạng nhì,
hạng ba; "Huân chương Đại Đoàn kết dân tộc"; "Huân chương Dũng cảm"; "Huân chương Hữu nghị".
(2) Huy chương có 04 loại, gồm: "Huy chương Quân kỳ quyết thắng"; "Huy chương Vì an ninh Tổ quốc"; "Huy chương Chiến sĩ vẻ vang" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; "Huy chương Hữu nghị".
(3) Danh hiệu vinh dự Nhà nước có 08 loại gồm "Tỉnh anh hùng", "Thành phố anh hùng"; "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"; "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân"; "Anh hùng Lao động"; "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"; "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú";- "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú".
(4) "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước"; (5) Kỷ niệm chương, Huy hiệu; (6) Bằng khen có "Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ" và "Bằng khen cấp Bộ"; (7) Giấy khen.
Thực hiện pháp luật TĐKT trong xét tặng khen thưởng cần căn cứ vào các tiêu chuẩn khen thưởng theo quy định của pháp luật; căn cứ vào phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích đạt được của các nhân, tập thể đề nghị; đồng thời gắn với trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích đó. Trong đó, tiêu chuẩn khen thưởng được quy định cho từng hình thức, loại hình khen thưởng, từng mức hạng, từng chính sách khen thưởng; tương ứng với thành tích đạt được và mức độ đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp chung của đất nước, của cơ quan và địa phương.
Các HTKT: Căn cứ vào từng hình thức, loại hình khen thưởng và thành tích... Nhà nước qui định các HTKT chính gồm: Khen thưởng thường xuyên, khen thưởng theo đợt (hoặc theo chuyên đề), khen thưởng đột xuất, khen thưởng quá trình cống hiến, khen thưởng theo niên hạn, khen thưởng đối ngoại.
- Thẩm quyền quyết định khen thưởng: (1) Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng Huân chương, Huy chương, "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải
thưởng Nhà nước", Danh hiệu vinh dự Nhà nước. (2) Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng thưởng "Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ". (3) Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tặng "Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương". (4) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thuộc Bộ, ban ngành cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước; Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng "Giấy khen".
Thứ ba, thực hiện pháp luật TĐKT trong quản lý nhà nước về công tác TĐKT
Để phân tách với hai nội dung thực hiện pháp luật TĐKT ở trên, thực hiện pháp luật TĐKT trong quản lý nhà nước về công tác TĐKT bao gồm các nội dung sau: (1) Ban hành các văn bản pháp luật về TĐKT; (2) Xây dựng chính sách về TĐKT; (3) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về TĐKT; (4) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác TĐKT; (5) Hợp tác quốc tế về TĐKT; (6) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về TĐKT; (7) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về TĐKT.
Thực hiện pháp luật trong quản lý nhà nước về công tác TĐKT theo những nguyên tắc được quy định ở các Điều 90,91,92,93 của Luật TĐKT.
Thứ tư, thực hiện pháp luật TĐKT trong tổ chức, bộ máy làm công tác TĐKT.
Nội dung thực hiện pháp luật TĐKT trong tổ chức, bộ máy làm công tác TĐKT bao gồm:
(1) Bộ máy làm công tác TĐKT được thành lập ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy
ban nhân dân cấp xã và các Tổng công ty nhà nước. Các nội dung về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và biên chế của tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng được thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 122/2005/NĐ- CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ về tổ chức làm công tác TĐKT.
Đồng thời, khi thực hiện cần phải tuân theo nguyên tắc gọn nhẹ, linh hoạt, có hiệu quả và không cứng nhắc, phù hợp với thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương.
(2) Việc THPL về tổ chức Hội đồng Thi đua - Khen thưởng được quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ, theo đó, có những nội dung mang tính nguyên tắc sau: Một là, chủ tịch Hội đồng TĐKT là người đứng đầu đơn vị; Hai là, thủ trưởng đơn vị chuyên trách công tác TĐKT là Phó Chủ tịch thường trực hoặc là Ủy viên thường trực, phụ thuộc vào cấp hành chính của bộ máy làm công tác TĐKT trong đơn vị; Ba là, bộ máy làm công tác TĐKT trong đơn vị có vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng TĐKT.