1.1.1.1. Khái niệm công nghệ
Công nghệ (technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể. Công nghệ cũng có thể chỉ là một tập hợp những công cụ như vậy, bao gồm máy móc, những sự sắp xếp, hay những quy trình. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình. Thuật ngữ có thể được dùng theo nghĩa chung hay cho những lĩnh vực cụ thể, ví dụ như "công nghệ xây dựng", "công nghệ thông tin".
Trong tiếng Việt, các từ "khoa học", "kỹ thuật", và "công nghệ" đôi khi được dùng với nghĩa tương tự nhau hay được ghép lại với nhau (chẳng hạn "khoa học kỹ thuật", "khoa học công nghệ", và "kỹ thuật công nghệ"). Tuy vậy, công nghệ khác với khoa học và kỹ thuật. Khoa học là toàn bộ hoạt động có hệ thống nhằm xây dựng và tổ chức kiến thức dưới hình thức những lời giải thích và tiên đoán có thể kiểm tra được về vũ trụ. Còn kỹ thuật là việc ứng dụng các kiến thức khoa học, kinh tế, xã hội, và thực tiễn để thiết kế, xây dựng, và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống, vật liệu, và quá trình.
1.1.1.2. Khái niệm công nghệ số
- Công nghệ số hay còn được gọi là công nghệ kỹ thuật số là Công nghệ kỹ thuật số bao gồm tất cả các loại thiết bị điện tử và ứng dụng sử dụng thông tin dưới dạng mã số. Thông tin này thường ở dạng mã nhị phân - nghĩa là mã có thể được biểu thị bằng các chuỗi chỉ có hai ký tự số. Các ký tự này thường là 0 và 1. Các thiết
bị xử lý và sử dụng thông tin kỹ thuật số bao gồm máy tính cá nhân, máy tính, ô tô, bộ điều khiển đèn giao thông, đầu đĩa compact, điện thoại di động, vệ tinh liên lạc và TV độ nét cao.
Trong khái niệm của Gartner còn đề cập tới thuật ngữ kỹ thuật số và sự hội tụ kỹ thuật số. Theo vi.m.wikipedia.org “Một hệ thống kỹ thuật số sử dụng các giá trị rời rạc (không liên tục)để đại diện cho thông tin cho đầu vào, xử lý, truyền đi, lưu trữ…Ngược lại các hệ thống phi số (hay kỹ thuật tương tự analog) sử dụng dải các giá trị liên tục để đại diện cho thông tin. Dù các hệ thống kỹ thuật số là rời rạc, thông tin được đại diện có thể rời rạc như con số, chữ, hình tượng hay liên tục như âm thanh, hình ảnh. Các tín hiệu số tồn tại như các chuỗi số theo thời gian. Thường sử dụng cácbit (số) “0” và “1”. Từ số còn dùng để chỉ phương pháp lưu trữ dữ liệu ở dạng số (nhịphân).”. Như vậy có thể hiểu sự hội tụ kỹ thuật số tức là, kỹ thuật số là đặc trưng điểnhình trong việc thu thập, lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin. Và từ đó có thể hiểu sốhóa là hình thức hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số. Từ đây suy ra, đặc trưng điển hình của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay cách mạngcông nghiệp 4.0 ( theo quan niệm của Gartner) là số hóa toàn bộ nền công nghiệp, các hoạt động kinh doanh, hoạt động chức năng và toàn bộ quy trình bên trong của các hoạt động này.
Có lẽ vì những lý do trên mà hiện thân của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng được nhiều ý kiến cho rằng tập trung ở việc chuyển đổi số, về mặt kinh tế, nềnkinh tế hiện thân của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được gọi là nền kinh tế số. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng ta thể hiện trong Nghị quyết số 52của Bộ chính trị đã nêu trên là “thúc đẩy phát thiển KHCN và đổi mới sáng tạo trong tất cả các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số”. Điều này cũng trùng với quan niệm của Philip Kotler, Hermawan Kartajaya và Iwan Setiawan thể hiện trong cuốn sách “Tiếp thị (chúng tôi quan niệm là marketing – tác giả) 4.0 - Dịch chuyển từ Truyền thống sang Công nghệ số” (Nhà Xuất bản Trẻ - 2017). Trong cuốn sách này các tác giả, còn tiến xa
hơn, không hề có sự phân biệt giữa cách mạng công nghiệp 4.0 với nền kinh tế số, nền kinh tế chia xẻ (sharing economy), nềnkinh tế tức thì (now economy) với thế giới kết nối.