doanh của doanh nghiệp
Trong bối cảnh công nghệ 4.0 như hiện nay, công nghệ số đã tiếp sức cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình. Tùy từng lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động mà công nghệ số đem lại những lợi ích khác nhau.
1.1.3.1. Đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, doanh nghiệp không cần phải dành ra một khoảng không để lưu trữ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu…, đồng thời có thể bỏ ít tiền hơn để thuê một mặt bằng nhỏ hơn làm văn phòng. Và tất nhiên, khoản mua sắm hàng tháng dành cho giấy in, mực in cũng được giảm thiểu tối đa.
Thứ hai, với việc số hoá, nhân viên của doanh nghiệp sẽ không còn tốn nhiều thời gian in ấn và sắp xếp tài liệu. Việc tìm kiếm cũng đơn giản hơn nhiều bởi thay vì phải dành hàng giờ giữa các kệ lưu trữ, các tệp tài liệu, các nhân viên chỉ phải thực hiện thao tác tìm kiếm trên công cụ đám mây. Việc thống nhất các tiêu chí sắp xếp và đặt tên tài liệu trong toàn doanh nghiệp còn giúp việc tìm kiếm dễ dàng hơn nhiều.
Thứ ba, nhờ vào việc số hoá dữ liệu, doanh nghiệp sẽ không còn đối mặt với cảnh để quên tài liệu, không có đủ tại liệu để xử lý một vụ việc, đàm phán hợp đồng nào đó… Lúc này, các giấy tờ đều đã có sẵn trên đám mây, giúp chủ doanh nghiệp và nhân viên có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi. Sự tiện lợi này càng được thể hiện rõ hơn nếu doanh nghiệp cần thuê người làm bên ngoài, hoặc văn phòng ảo với nhân viên sinh sống và làm việc từ nhiều địa điểm địa lý khác nhau.
Thứ tư, tài liệu bằng giấy thường gây tò mò, dễ mất mát hoặc bị lấy trộm. Việc số hoá dữ liệu kết hợp với những công cụ bảo mật có thể tăng cường sự an toàn khi lưu trữ dữ liệu online.
Thứ năm, việc số hoá hệ thống thông tin tài chính và báo cáo quản trị doanh nghiệp giúp doanh nghiệp dễ kiểm soát, lên kế hoạch và thực thi các kế hoạch kinh doanh mới như tung sản phẩm mới, tấn công thị trường mới hay kể cả việc tăng, giảm tốc độ phát triển của mình…
Thứ sáu, Trong các doanh nghiệp, công nghệ số được ứng dụng được kể đến như trí tuệ nhân tạo (AI), máy học thông minh (ML), công nghệ sổ cái phân tán (DLT - sổ cái được lưu trữ trên nhiều server khác nhau, cùng liên lạc với nhau để duy trì dữ liệu giao dịch mới nhất và cập nhật chính xác nhất), Blockchain, điện toán đám mây và các giao diện lập trình ứng dụng (APIs)…Các dịch vụ này với chi phí thấp hơn và phạm vi bao phủ rộng hơn, đã làm thay đổi hàng loạt mô hình kinh doanh truyền thống. Mặc dù đa dạng về hình thức, nhưng các mô hình chuyển đổi nói trên đều hướng đến sử dụng công nghệ số thực hiện hầu hết các giao dịch thương mại bằng trực tuyến thông qua internet.
Hình 1.1: Mức độ phát triển của kinh doanh số từ mức 1 đến mức 5 (AI)
(Nguồn: Hoàng Thu Phương, 2020)
Sự thiết yếu của các kênh số, mạng xã hội trong cuộc sống hàng ngày cho phép các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận hàng chục triệu khách hàng với chi phí tối thiểu, đem lại giá trị cho doanh nghiệp, cụ thể được mô hình hóa tại hình 1.1.
Như vậy, công nghệ số giúp doanh nghiệp đơn giản hoá các quy trình, thủ tục, giấy tờ. Nếu như trước đây dùng quy trình giấy tờ truyền thống, có thể mất vài tuần, nhưng ứng dụng công nghệ số, việc trao đổi thảo luận tức thời tốt hơn, tiền và dịch vụ luân chuyển nhanh hơn, giảm khâu thủ tục giấy tờ và tính minh bạch cao cũng đem lại hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có điều kiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất và không bị hạn chế bởi khoảng cách địa lý, đồng thời vẫn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và tính bảo mật, an toàn thông tin cho khách hàng và doanh nghiệp.
Có thể thấy, công nghệ số đang tạo ra quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh sẽ không chừa một doanh nghiệp nào, hộ kinh doanh doanh nào. Chuyển đổi không phải là câu chuyện của riêng ai và cũng không phải là việc có chuyển đổi hay không mà chắc chắn phải chuyển đổi.
1.1.3.2. Đối với khách hàng
Mọi hoạt động của khách hàng đều qua các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng, laptop. Nói cách khác, mô hình kinh doanh truyền thống phụ thuộc
vào mạng lưới chi nhánh sẽ dần được chuyển dịch sang mô hình tích hợp các dịch vụ thương mại điện tử. Sử dụng công nghệ số, doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ họ cần mọi lúc, mọi nơi của khách hàng. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí cơ hội.
1.1.3.3. Đối với nền kinh tế - xã hội
Trong một nền kinh tế với sự vận hành của các doanh nghiệp một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí, thời gian sẽ góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế, bên cạnh đó, cũng làm cho xã hội trở nên hiện đại, văn minh hơn với lối sống công nghệ hóa, các giao dịch, công việc được thực hiện một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp và tiết kiệm.