Quản trịkinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị kinh doanh công nghệ số tại Trung tâm kinh doanh VNPT - Cao Bằng (Trang 38 - 43)

1.2.1.1. Khái niệm quản trị kinh doanh a. Quản trị

Quản trị là quá trình thực hiện các tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để phối hợp hoạt động của các cá nhân và tập thể nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra của tổ chức.

Quản trị là quá trình làm việc với người khác và thông qua người khác để thực hiện các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn biến động.

Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm người đề thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách cá nhân riêng lẻ, thì quản trị đã trở thành một yếu tố cần thiết để đảm bảo phối hợp các hoạt động của các cá nhân.

Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra họat động của các thành viên trong tổ chức, sử dụng các nguồn lực nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Từ khái niệm này giúp chúng ta nhận ra rằng, quản trị là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức. Đó là quá trình nhằm tạo nên sức mạnh gắn liền các vấn đề lại với nhau trong tổ chức và thúc đẩy các vấn đề chuyển động. Mục tiêu của quản trị là tạo ra giá trị thặng dư tức tìm ra phương thức thích hợp để thực hiện công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí các nguồn lực ít nhất.

Hình 1.2. Mô hình quản trị của Stephen J.Caroll và Dennis J. Gillen

(Nguồn: Stephen J.Caroll và Dennis J. Gillen, 1987)

Nói chung, quản trị là một hình thức phức tạp mà các nhà quản trị kinh doanh phải quản trị từ khâu đầu đến khâu cuối của một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực chất của quản trị kinh doanh là quản trị các yếu tố đầu vào, quá trình sản xuất kinh doanh các yếu tố đầu ra theo quá trình hoạt động.

Theo quá trình quản trị kinh doanh: công tác quản trị trong doanh nghiệp là quá trình lập kế họach, tổ chức phối hợp và điều chỉnh các hoạt động của các thành viên , các bộ phận và các chức năng trong doanh nghiệp nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đặt ra của tổ chức.

Theo quan điểm hệ thống quản trị: quản trị còn là việc thực hành những hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên tục. Quản trị trong một doanh nghiệp tồn tại trong một hệ thống bao gồm các khâu, các phần, các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển.

b. Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh được hiểu là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa hiệu suất, quản lý hoạt động kinh doanh bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.

Quản trị kinh doanh là quá trình tổ chức nhân sự và nguồn lực của doanh nghiệp để đáp ứng các mục tiêu và mục tiêu kinh doanh. Là một mức độ phổ biến đối với các sinh viên đại học vàđó là nghiên cứu về cách quản lý doanh nghiệp. Theo một quan điểm khác, đây còn là một lĩnh vực rộng lớn liên quan đến nhiều

ngành hàng đầu bao gồm tài chính, kinh tế, nguồn nhân lực, tiếp thị, quản lý hoạt động, hệ thống thông tin, quản lý dịch vụ thực phẩm, quản lý văn phòng và quản trị chăm sóc sức khỏe. Một trong những mục đích chính của quản trị kinh doanh là chủ trì các hoạt động hàng ngày của một tổ chức nào đóđể đảm bảo tốt nhất mọi thứ đang diễn ra suôn sẻ, hiệu quả và có lợi nhuận.

Quản trị kinh doanh là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đính bằng quyền lực của chủ doanh nghiệp lên tập thể những người lao động, các nguồn lực, các cơ hội, các mối quan hệ của doanh nghiệp, nhằm đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp, trong khuân khổ luật định và thông lệ của xã hội; đồng thời phải chịu trách nhiệm về các tổn hại mà doanh nghiệp gây ra cho môi trường. Quản trị kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Hoạt động quản trị kinh doanh là sự kết hợp những nỗ lực của con người với các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh để đạt được mục tiêu nhất định.Đây là là một phương thức điều hành mọi hoạt động để làm cho những hoạt động đó hoàn thành với hiệu quả cao và sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội, nhằm đạt được mục đích của doanh nghiệp, theo đúng luật định và thông lệ của xã hội. Hoạt động kinh doanh bao gồm những hoạt động cơ bản mà nhà quản trị phải sử dụng trong quá trình kinh doanh như: hoạch định, tổ chức, kiểm tra, điều khiển….

Hoạt động này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm cách khai thác tốt nhất tiềm năng, tận dụng những cơ hội trong kinh doanh, để đạt những hiệu quả cao nhất. Thực chất của hoạt động quản trị kinh doanh đó là quản trị các hoạt động của con người, kết hợp nỗ lực của con người với các yếu tố có liên quan tới quá trình sản xuất, nhằm đạt được những mục tiêu chung của doanh nghiệp và mục tiêu riêng của mỗi người.

1.2.1.2. Vai trò của quản trị kinh doanh

Vai trò của hoạt động kinh doanh được thể hiện trên rất nhiều khía cạnh khác nhau: - Hoạt động quản trị kinh doanh giúp cho doanh nghiệp xác định được nên sản xuất cái gì,số lượng bao nhiêu,bằng cách nào,sản xuất cho ai... Việc trả lời những câu hỏi này là công việc của nhà quản trị, đặc biệt là nhà quản trị cấp cao.

- Quản trị kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có và tận dụng mọi cơ hội tốt nhất trong kinh doanh. Nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được lượng chi phí khá lớn trong quá trình sản xuất.

- Các hoạt động như dự trù kinh phí trong quá trình sản xuất, khai thác có hiệu quả đồng vốn, xác định doanh thu, lợi nhuận, phân phối kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh…. Là những vai trò mà quản trị kinh doanh đang đáp ứng rất tốt.

Ngoài ra, hoạt động quản trị kinh doanh còn giúp cho các nhà quản trị phân tích một cách khoa học môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho tất cả các thành viên trong doanh nghiệp cả về vật chất và tinh thần để phát huy hết khả năng của mình.

1.2.1.3. Nội dung của quản trị kinh doanh của một doanh nghiệp

- Xây dựng kế hoạch:

Đây là quá trình đòi hỏi phải xác định mục tiêu của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, đề ra các giải pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu ấy. Hoạch định và xây dựng kế hoạch là chức năng cơ bản và quan trọng của nhà quản trị. Để có được kết quả cao nhà quản trị phải tiên liệu những điều kiện xã hội, chính trị, kinh tế…mà doanh nghiệp hoạt động trong đó.

- Tổ chức thực hiện hoạt động quản trị kinh doanh:

Quản trị kinh doanh sẽ thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp bao gồm: tổ chức cơ cấu bộ máy quản trị trong doanh nghiệp để triển khai hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự và tổ chức công việc cho từng người, cho từng bộ phận trong công ty trong hoạt động kinh doanh đó.

Sau khi đã hoạch định và xây dựng kế hoạch, xác định cơ cấu của bộ máy, tiếp theo là hoạt độngđiều khiển của nhà quản trị sẽ được đề cao. Đây là quá trình tác động có chủ đích của nhà quản trị để các thành viên trong doanh nghiệp, làm sao để cho họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu hoàn thành công việc. Nhà quản trị phải thường xuyên đưa ra quyết định, chọn người thực hiện, động viên và khuyến khích mọi người thực hiện quyết định.

- Kiểm tra đánh giá:

Hoạt động này này nhằm thực hiện theo dõi, giám sát các hoạt động kinh doanh với mục đích làm cho các hoạt động đạt kết quả tốt hơn, phát hiện kịp thời những sai sót để có biện pháp khắc phục sớm nhất, đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra đúng hướng.

- Điều chỉnh: Sau khi kiểm tra, theo dõi giám sát, phát hiện kịp thời những sai sót thì cần có phương án điều chỉnh, khắc phục nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn ở trạng thái tốt nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị kinh doanh công nghệ số tại Trung tâm kinh doanh VNPT - Cao Bằng (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w