1.2.2.1 Uy nhiệm chi:
Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản (người chi trả) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định trên tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng.
Uỷ nhiệm chi có tính an toàn có thể nói là cao nhất vì nó là lệnh của chủ tài khoảnchi tiền trên tài khoản của họ, chỉ khi trên tài khoản có đủ số dư thì mới có thế chi tiền. Vì thế phạm vi thanh toán của uỷ nhiệm chi là mọi trường hợp thanh toán cùng lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên, uỷ nhiệm chi rất đơn giản và thuận tiện trong phát hành và sử dụng, nó không lệ thuộc hợp đồng kinh tế và có thế dùng đế thanh toán phi công nợ. Người mua có thế viết uỷ nhiệm chi đế trả tiền hàng trước cho người bán theo thoả thuận của hai bên. Do những ưu điếm này mà uỷ nhiệm chi là thế thức thanh toán không dùng tiền mặt có tỷ trọng thanh toán cao tại Việt Nam hiện nay.
Khi ngân hàng nhận được Ủy nhiệm chi của khách hàng gửi đến, ngân hàng tiến hành kiếm tra thủ tục lập Ủy nhiệm chi và số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Nếu Ủy nhiệm chi đủ điều kiện thanh toán, thì trong vòng một ngày làm việc, ngân hàng phải chi trả cho người thụ hưởng bằng cách chuyến khoản hoặc chi trả tiền mặt (tùy từng trường hợp). Ngược lại, nếu Ủy nhiệm chi đó không hơp lệ hoặc còn sai sót, ngân hàng có quyền từ chối chi tiền theo lệnh trên Ủy nhiệm chi bằng cách gửi trả Ủy nhiệm chi đó cho khách hàng.
Khi chi trả Ủy nhiệm chi, trường hợp chi trả giữa các khách hàng mở tài khoản trong cùng ngân hàng, ngân hàng ghi Nợ vào tài khoản của người phát hành và ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng.
Trường hợp thanh toán khác ngân hàng:
• Thanh toán khác ngân hàng cùng hệ thống thì chuyến tiền điện tử.
• Thanh toán khác hệ thống cùng địa bàn thì chuyến qua thanh toán bù trừ (hoặc bằng phương pháp song biên, citad,...)
• Thanh toán khác hệ thống, khác địa bàn thì chuyến tiền điện tử sau đó bù trừ tại ngân hàng nhà nước nơi có ngân hàng của người thụ hưởng đặt trụ sở.
+ Trường hợp người phát hành và người thụ hưởng có tài khoản cùng ngân hàng: (1) Người phát hành ký ủy nhiệm chi ra lệnh chi tiền cho ngân hàng.
(2) Ngân hàng sau khi nhận được UNC sẽ tiến hành kiểm tra UNC. Neu UNC hợp lệ sẽ trích TK tiền gửi của chủ TK và báo Nợ cho chủ TK. Nếu UNC không hợp lệ sẽ trả lại UNC cho khách hàng.
(3) Ngân hàng ghi Có vào TK của người thụ hưởng
+ Trường hợp người phát hành và người thụ hưởng khác hệ thống ngân hàng: (1) Người phát hành ký phát ủy nhiệm chi ra lệnh chi tiền cho ngân hàng
(2) Ngân hàng sau khi nhận được UNC sẽ tiến hành kiểm tra UNC. Nếu UNC hợp lệ sẽ trích TK tiền gửi của chủ TK và báo Nợ cho chủ TK. Nếu UNC không hợp lệ sẽ trả lại UNC cho khách hàng.
(4) Ngân hàng nhận UNC tiến hành thanh toán liên hàng với ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để chuyển tiền theo lệnh của UNC.
(5) Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng ghi Có vào TK tiền gửi của người thụ hưởng đồng thời thông báo cho người thụ hưởng biết.
Séc chuyển tiền là một hình thức đặc biệt áp dụng uỷ nhiệm chi. Khách hàng muốn chuyển tiền theo hình thức này phải lập uỷ nhiệm chi nộp vào ngân hàng yêu cầu trích tài khoản tiền gửi hay tiền vay chuyển vào tài khoản tiền gửi séc chuyển tiền. Saukhi xem xét đủ các điều kiện ngân hàng làm thủ tục phát hành séc chuyển tiền, ghi đầy đủ nội dung, kí hiệu mật, yêu cầu người chuyển tiền kí vào mặt sau tờ séc trước khi giao nhận. Với hình thức này khách hàng tham gia trực tiếp vào việc luân chuyển chứng từ giữa hai ngân hàng.Phạm vi thanh toán của séc chuyển tiền là giữa các ngân hàng cùng hệ thống, thời hạn hiệu lực của séc chuyển tiền là 30 ngày kể từ ngày phát hành séc.
Trước đây, séc chuyển tiền là hình thức thanh toán thuận tiện và an toàn, được sử dụng rộng rãi khi khách hàng đi mua hàng ở xa. Tuy nhiên hiện nay hình thức này đã bị thu hẹp dần vì đã có hình thức thanh toán liên hàng điện tử (citad, vcb...).