Thanh toán bù trừ giấy thông qua ngân hàng nhà nước là một trong những hình thức thanh toán liên ngân hàng truyền thống đã được các ngân hàng áp dụng.
Đe tham gia hình thức thanh toán này, mỗi chi nhánh ngân hàng sẽ đăng ký mở tài khoản bù trừ tại ngân hàng nhà nước. Trong mỗi phiên giao dịch, các nhân viên chuyên trách về thanh toán bù trừ giấy sẽ cầm theo các chứng từ bù trừ lên trụ sở ngân hàng nhà nước để tiến hành thanh toán bù trừ và nhận kết quả giao dịch từ ngân hàng nhà nước. Thông thường, trong ngày sẽ có 2 phiên giao dịch sáng và chiều.
Đây là hình thức giao dịch qua trung gian bù trừ là ngân hàng nhà nước nên cũng chỉ áp dụng tại các thành phố lớn, nơi có trụ sở của ngân hàng nhà nước và số lệnh yêu cầu thanh toán bù trừ nhiều.
Hiện nay, Agribank Sài Gòn cũng tham gia giao dịch thanh toán bù trừ giấy tại ngân hàng nhà nước và chỉ đi giao dịch một phiên vào buổi chiều vì số lượng giao dịch trong ngày không nhiều đáng kể.
Bảng 2.6: Tình hình thanh toán bù trừ giấy tại Agribank Sài Gòn
Đơn vị: tỷ đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tăng - Giảm
2010/2009
Tăng - Giảm 2011/2010
Số tiền % Số tiền % Số tiền % tiềnSố % tiềnSố %
TTBT GIẤY 20.211 7, 4 17.346 5,47 13.158 3,6 2.865 14,2 4,188 24, 1 TTKDTM 272.572 100 317.239 100 365.81 7 100 44.6 67 16,4 48.5 78 15, 3 (Nguồn: Phòng Kế toán Agribank Sài Gòn)
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng
Biểu đồ 2.6: Tình hình tăng trưởng hoạt động thanh toán Bù trừ giấy thông qua Ngân hàng nhà nước (đơn vị: tỷ đồng)
Theo kết quả từ bảng số liệu 2.6 và biểu đồ 2.6 ta thấy, doanh số giao dịch bằng hình thức thanh toán bù trừ giấy tại chi nhánh ngày càng giảm dần, tỷ trọng của loại hình thanh toán này trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt cũng ngày một thấp hơn.
Năm 2009, doanh số thanh toán bù trừ giấy thông qua ngân hàng nhà nước của Chi nhánh đạt mức 20.211 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 7,4% tổng doanh số. Năm 2010, doanh số thanh toán giảm 14,2 % tương đương số tiền giảm xuống là 2.865 tỷ đồng, giá trị thanh toán đạt 17.346 tỷ đồng chiếm 5,47% tổng mức thanh toán không dùng tiền mặt. Năm 2011, doanh số thanh toán bù trừ tiếp tục giảm xuống còn 13.158 tỷ đồng chiếm 3,6% tổng doanh số thanh toán, so với năm 2010, giá trị giao dịch trong năm giảm 4.188 tỷ đồng tương đương mức giảm là 24,1%.
Trong năm 2011, số giao dịch bằng thanh toán bù trừ giấy thông qua ngân hàng nhà nước là 17.387 món tương đương mức giao dịch bình quân 37 giao dịch/ ngày.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng
Nếu so sánh vĩ mô trên tỷ trọng của hình thức thanh toán này đối với doanh số thanh toán không dùng tiền mặt, ta có thể thấy đây là một hình thức thanh toán có doanh số lớn, đóng góp đáng kể vào tổng doanh số chung của hoạt động thanh toánkhông dùng tiền mặt. Tuy nhiên, khi xem xét ở góc độ vi mô, ta thấy hình thức thanh toán này đang có sự suy giảm rõ rệt.
Sở dĩ có sự sụt giảm tương đối lớn như vậy trong loại hình thanh toán bù trừ giấy là do sự xuất hiện và thay thế ngày càng lớn dần của các hình thức thanh toán liên hàng bằng điện tử với thời gian giao dịch được rút ngắn hơn rất nhiều, thủ tục đơn giản và chính xác hơn trong giao dịch.
Thanh toán bù trừ giấy hiện nay chỉ còn được áp dụng với các khoản tiền có yêu cầu về thời gian chuyển không cần gấp, cũng như mức phí cho loại hình thanh toán này là thấp hơn so với thanh toán điện tử đã đánh vào tâm lý và thu hút được một lượng khách hàng nhất định giao dịch không thường xuyên.
2.2.6.Thanh toán thông qua các loại thẻ:
Hoạt động thanh toán bằng thẻ là hoạt động mang tính hiện đại, chứa đựng nhiều tiện ích mà các ngân hàng Việt Nam cũng như thế giới hướng đến.
Thanh toán bằng thẻ cũng là một trong những hình thức thanh toán đựa trên việc áp dụng các thành tựu từ khoa học kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật càng phát triển, các chức năng tiện ích của thẻ ngày càng nhiều, mức độ tiện lợi ngày càng cao.
Tại Agribank Sài Gòn hiện cũng đang duy trì phát hành hai loại thẻ chính là thẻ ghi nợ nội địa (thẻ ATM) với thương hiệu thẻ “Success” và thẻ tín dụng quốc tế (VisaCard và MasterCard) được sử dụng tại các điểm cung ứng tiền mặt (máy ATM, máy POS) hoặc các điểm chấp nhận thanh toán thẻ tại Việt Nam và trên thế giới.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng
Bảng 2.7: Tình hình thanh toán thẻ tại Agribank Sài Gòn
Đơn vị: tỷ đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tăng - Giảm 2010/2009
Tăng - Giảm 2011/2010
Số tiền % Số tiền % Số tiền % tiềnSố % tiềnSố %
TT THẺ 5,5 0,002 6,7 0,0021 8,1 0,0022 1,2 21,8 1,4 20,9TTKDTM 272.572 100 317.23 TTKDTM 272.572 100 317.23 9 100 365.81 7 10 0 44.66 7 16, 4 48.57 8 15, 3 (Nguồn:Phòng thẻ và Phòng Kế toán Agribank Sài Gòn)
Biểu đồ 2.7 : Tình hình tăng trưởng hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng (đơn vị: tỷ đồng)
Dựa vào kết quả phân tích từ bảng 2.7 và biểu đồ 2.7, ta thấy trong năm những năm trở lại đây, tình hình thanh toán bằng thẻ tại chi nhánh tăng trưởng khá chậm, chưa tương xứng với tầm vóc của chi nhánh. Cụ thể trong năm 2009, giá trị thanh toán đạt 5,5 tỉ đồng chiếm 0,002% tổng mức thanh toán không dùng tiền mặt trong năm. Năm 2010, giá trị thanh toán tăng thêm 1,2 tỷ đồng so với năm 2009, đạt mức tăng
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng
trưởng 21,8%, giá trị giao dịch đạt mức 6,7 tỷ đồng, chiếm 0,00021 % trên tổng doanh số. Tuy nhiên, bước sang năm 2011, giá trị giao dịch đã có sư chùng xuống khi mức tăng trưởng chỉ là 20,9%, số tiền tăng thêm là 1,4 tỷ, giá trị giao dịch trong năm đạt 8,1 tỷ đồng, chiếm 0,00022%.
Đây là loại hình thanh toán mới được áp dụng phổ biến trong vài năm trở lại đây, đang trong giai đoạn đầu tư nên doanh số thể hiện chưa thực sự rõ rệt.
Bên cạnh đó, hình thức thanh toán thẻ còn khá mới lạ, khách hàng chưa thực sự sử dụng hết tất cả các tiện ích từ dịch vụ thanh toán thẻ nên số lượng giao dịch còn ít.
Trong năm 2011, số giao dịch chỉ đạt 2.261 giao dịch.
Tuy nhiên, với xu hướng quốc tế hóa rầm rộ như hiện nay, hứa hẹn sự phát triển mạnh của loại hình này trong tương lai. Chi nhánh cũng đã quan tâm đầu tư cho loại hình này với việc lắp đặt 18 trụ ATM, 25 máy POS và 18 điểm chấp nhận thanh toán thẻ do chi nhánh trực tiếp quản lý.