Đinh hướng phát triển hoạt đông kinh doanh và hoạt đông thanh toánkhông dùng tiền măt tại Agribank Sài Gòn trong năm 2012:

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÀI GÒN (Trang 88 - 93)

dùng tiền măt tại Agribank Sài Gòn trong năm 2012:

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng

Bước sang năm 2012, nền kinh tế được dự sẽ tiếp tục còn nhiều khó khăn, thách thức lớn. Sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế lớn (Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc,...), nguy cơ đỗ vỡ nợ công ở Châu Âu lớn kèm theo đó là khả năng bùng nổ của các cuộc chiến tranh tiền tệ, chiến tranh thương mại.đang ám ảnh triển vọng kinh tế thế giới năm 2012. Ở trong nước, dù tình hình lạm phát đã được kiểm soát nhưng vẫn ở mức cao, kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, lãi suất cho vay vẫn còn ở mức cao và khó tiếp cận.là những rao cản cần phải vượt qua để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội trong năm 2012. về hoạt động ngân hàng, những khó khăn mà nềnkinh tế phải đối mặt cũng là những khó khăn lớn, đe dọa đến tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Bên cạnh đó, Agribank Sài Gòn còn phải đối mặt với một thách thức lớn khác là sự cạnh tranh gay gắt đến từ các ngân hàng trong nước cũng như quốc tế, đặc biệt là trong hai công tác huy động vốn và cung cấp dịch vụ.

Tuy nhiên, ở một hướng tích cực hơn, các hoạt động ngân hàng cũng có được những hậu thuẫn tốt từ xu hướng quốc tế hóa thương mại ở Việt Nam diễn ra ngày càng lớn, các thành tựu về kinh tế cũng như khoa học công nghệ được ứng dụng vào hoạt động ngày càng nhiều và hiệu quả. Đặc biệt trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, những thuận lợi, tiện ích thấy rõ của một trong những hình thức thanh toán an toàn và hiện đại nhất hiện nay đã mở ra một xu hướng phát triển thuận lợi của hình thức thanh toán này trong tương lai.

Trước bối cảnh đó, để có thể tận dụng triệt để những thuận lợi, biến thách thức thành cơ hội, vượt qua khó khăn, Agribank Sài Gòn cần đặt ra cho mình những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể:

Mục tiêu chiến lược tổng thể: tiếp tục kết hợp chặt chẽ giữa việc phát huy nội lực với việc tận dụng các nguồn lực bên ngoài để khắc phục những hạn chế trong năm qua, nhằm xây dựng chi nhánh phát triển an toàn, ổn định, hiệu quả theo mô hình tổ chức mới, tăng trưởng bền vững theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đủ sức cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Giữ vững và ổn định đời sống của cán bộ, công nhân viên tại chi nhánh.

Các chị tiêu cụ thể trong năm 2012: căn cứ mục tiêu định hướng của Ngân hàng

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, căn cứ vào tình hình kinh tế cả nước nói chung, thực trạng tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và khả năng của Chi nhánh, Ban giám đốc chi nhánh đã đề ra một số chỉ tiêu cụ thể sau:

- Tổng nguồn vốn tăng trưởng tối thiểu 10%. Trong đó tỷ trọng tiền gửi từ dân cư chiếm 25% tổng nguồn vốn.

- Dư nợ cho vay tăng trưởng 5%. Trong đó, dư nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ đạt chỉ tiêu do NHNo & PTNT Việt Nam đề ra.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng

- Tỷ lệ nợ xấu dưới 3% và nằm trong phạm vi cho phép của NHNo&PTNT Việt Nam. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định.

- Thu dịch vụ ngoài tín dụng tăng tối thiểu 10% so với năm 2011.

- Quỹ thu nhập phấn đấu vượt chỉ tiêu kế hoạch do NHNo&PTNT Việt Nam giao. - Đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân viên chi nhánh.

Đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, chi nhánh chủ trương việc phát triển loại hình thanh toán này phải phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội, tận dụng tối đa các thành tựu khoa học công nghệ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng theo các tiêu chí sau:

- Phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt để phục vụ cho sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế:

Thực trạng nền kinh tế hiện nay đòi hỏi phải có phương thức thanh toán với nhiều hình thức thanh toán nhanh chóng, an toàn, thuận tiện phục vụ tốt nhất mọi giao dịch thanh toán đa dạng, phức tạp của khách hàng. Do đó khi lựa chọn phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phải luôn tạo thuận lợi luân chuyển vốn nhanh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển đảm bảo yêu cầu hội nhập của nền kinh tế nói chung, của ngành ngân hàng nói riêng đối với nền kinh tế - tài chính thế giới.

- Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt phải dựa trên điều kiện hiện đại:

Quá trình phát triển và hoàn thiện thanh toán không dùng tiền mặt là quá trình lâu dài, với từng bước đi phù hợp với cả điều kiện khách quan và chủ quan. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển chưa mạnh, thu nhập của dân cư còn thấp, sản xuất kinh doanh còn nhỏ... ta cần xem xét lựa chọn như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất với khả năng của mình.

- Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt nhằm huy động vốn nhàn rỗi trong nước :

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng

Hiện nay các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt diễn ra còn nhiều và nó còn có những mặt hạn chế nhất định như chi phí in, vận chuyển, kiểm đếm, xây dựng kho vận bảo quản. Trong khi đó nước ta lại thiếu rất nhiều vốn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì vấn đề đặt ra cho ngành ngân hàng là phải thu hút tối đa lượng tiền nhàn rỗi để phục vụ mục tiêu phát triển bằng việc phát triển hoạt động thanh toán nhất là thanh toán không dùng tiền mặt.

- Phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phải kết hợp hài hòa lợi ích khách hàng và ngân hàng.

Về phía khách hàng khi thực hiện thanh toán qua ngân hàng sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm bảo được an toàn cá nhân,...

Về phía ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt là loại hình kinh doanh dịch vụ chứa đựng ít rủi ro hơn so với hoạt động tín dụng, có thu nhập tương đối. Vì vậy, phải kết hợp hài hoà lợi ích hai bên qua việc quy định mức phí để ngân hàng có thể mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tạo thu nhập đồng thời khách hàng cảm thấy thuận tiện, kinh tế khi sử dụng loại hình dịch vụ này.

- Phát triển hoạt động không dùng tiền mặt tập trung vào việc phát triển đối tượng khách hàng chính là khách hàng doanh nghiệp, cải thiện lượng khách hàng cá nhân của chi nhánh.

Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có mức giao dịch lớn hiện nay là Ủy nhiệm chi và thanh toán liên ngân hàng nhằm phục vụ chủ yếu là đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Đây cũng là đối tượng chính của chi nhánh trong phần lớn các hoạt động. Vì vậy, cần tiếp tục phát triển đối tượng khách hàng này bằng cách tạo ra những ưu tiên trong thủ tục cũng như cung cấp các ưu đãi về lãi suất, chi phí giao dịch,...

Đối với khách hàng cá nhân, đây là những đối tượng khách hàng tiềm năng trong bối cảnh nên kinh tế suy yếu. Chính việc thu hút được khách hàng cá nhân đến với chi nhánh sẽ là cách thực hiện tốt nhất cho mục tiêu huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng

Với các định hướng phát triển như trên, nếu chi nhánh thực hiện tốt thì sẽ gópphần giúp cho chất lượng các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt được nâng lên, đảm bảo an toàn, chính xác, nhanh chóng. Qua đó, thu hút thêm khách hàng mới, giảm chi phí hoạt động cho ngân hàng trong thanh toán không dùng tiền mặt.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÀI GÒN (Trang 88 - 93)