Thể thức thanh toán uỷ nhiệm thu:

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÀI GÒN (Trang 29 - 36)

Là hình thức thanh toán mà tổ chức kinh tế uỷ nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền hàng hoá đã giao hoặc dịch vụ đã cung ứng.

Hình thức này áp dụng với các khách hàng có tài khoản trong cùng một chi nhánh ngân hàng hoặc tại các chi nhánh Ngân hàng trong cùng hệ thống hoặc tại các ngân hàng khác hệ thống có tham gia thanh toán bù trừ.

Để thực hiện thanh toán bằng uỷ nhiệm thu hai bên mua bán phải thống nhất với nhau về việc dùng uỷ nhiệm thu trong thanh toán đồng thời thông báo bằng văn bản cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng biết để làm căn cứ thực hiện uỷ nhiệm thu.

Đặc điểm của uỷ nhiệm thu là quyền chủ động đòi tiền thuộc về bên bán hoặc cung cấp dịch vụ, và khả năng đòi được tiền là phụ thuộc năng lực chi trả của người mua chứ không phải thiện chí. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu cũng khá phức tạp, phụ thuộc vào hợp đồng kinh tế và cũng chỉ áp dụng trong trường hợp hai bên tin tưởng lẫn nhau vì thế hình thức này ít được sử dụng trong thương mại mà chủ yếu dùng để thanh toán các khoản cố định như tiền thuê nhà, tiền điện, nước, điện thoại, v.v...

Khi thực hiện giao dịch bằng ủy nhiệm thu, người bán sẽ nộp ủy nhiệm thu cho ngân hàng cùng với các chứng từ hóa đơn chứng minh cho việc giao dịch thương mại Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của Ủy nhiệm thu và chấp nhận thanh toán, ngân hàng sẽ ghi Nợ vào tài khoản của người mua và ghi có vào tài khoản của người bán khi ngườimua và người bán cùng ngân hàng. Trường hợp người mua và người bán mở tài khoản ở hai ngân hàng khác nhau, ngân hàng phục vụ người mua nếu chấp nhận thanh toán sẽ ghi có số tiền thanh toán vào tài khoản chuyển tiền đi (hoặc tài khoản thanh toán bù trừ) báo nợ đối cho chủ tài khoản. Ngân hàng người bán nhận được báo có của ngân hàng người ký phát sẽ ghi Nợ vào tài khoản chuyển tiền đến (hoặc tài khoản bù trừ) và ghi Có tài khoản của khách hàng.

Trong trường hợp tài khoản của người mua không đủ để thực hiện việc thanh toán, bên trả tiền sẽ bị phạt chậm trả với số tiền bằng tỉ lệ phạt chậm trả nhân với số tiền ghi trên Ủy nhiệm thu.

Các trường hợp tranh chấp hoặc sai phạm như lập chứng từ khống, sai lệch giữa số tiền trên Ủy nhiệm thu với số tiền giao dịch hàng hóa,... do người bán và người mua tự xử lý với nhau, các trung gian ngân hàng thanh toán không phải chịu trách nhiệm.

Sơ đồ 1.5: Mô hình thanh toán Ủy nhiệm thu:

+ Trường hợp người trả tiền và người thụ hưởng mở TK cùng ngân hàng

(1) Người thụ hưởng thực hiện việc giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho người trả tiền.

(2) Người thụ hưởng nộp UNT và hóa đơn, chứng từ cho ngân hàng phục phụ mình nhờ thu tiền.

(3) Ngân hàng sau khi nhận được UNT sẽ kiểm tra UNT và thực hiện thanh toán báo Có cho người thụ hưởng nếu số dư trên TK của người trả tiền đủ thực hiện thanh toán.

(4) Ngân hàng thông báo Nợ cho người trả tiền.

+ Trường hợp người trả tiền và người thụ hưởng mở TK khác hệ thống ngân hàng

(1) Người thụ hưởng thực hiện việc giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho người trả tiền.

(2) Người thụ hưỡng nộp UNT và hóa đơn, chứng từ cho ngân hàng phục vụ mình nhờ thu tiền.

(5) Ngân hàng sau khi nhận UNT sẽ chuyển cho ngân hàng phục vụ người trả tiền. Ngân hàng phục vụ người trả tiền sau khi kiểm tra UNT sẽ ghi Có vào tài khoản chuyển tiền.

(3) Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sau khi nhận tiền sẽ báo Có cho người thụ hưởng.

(6) Ngân hàng phục vụ người trả tiền sau khi thanh toán thì thông báo Nợ cho người trả tiền.

1.2.4.Thể thức thanh toán thẻ:

Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại, tiện lợi gắn liền với kỹ thuật ứng dụng tin học, khoa học kỹ thuật trong hoạt động ngân hàng. Thanh toán thẻ là hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng phát hành cho khách hàng để thanh toán tiền hàng hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền tại các ngân hàng chi nhánh, sở giao dịch hay các trụ ATM, POS. Để sử dụng thẻ, đơn vị nhận thẻ phát hành phải là người chấp nhận thẻ và có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng phát hành thẻ hoặc ngân hàng thanh toán thẻ.

Đối với các ngân hàng thương mại lớn, hoạt động thanh toán thẻ còn là một trong những kênh cấp tín dụng tín chấp chủ yếu đối với khách hàng của ngân hàng vì thẻ ngân hàng ngoài chức năng chủ yếu là rút tiền mặt và thanh toán, người dùng thẻ còn có thể vay ngân hàng một số tiền nhất định thông qua các loại thẻ tín dụng mà không chỉ cần làm thủ tục vay một lần khi xin phát hành thẻ (đối với thẻ tín dụng).

Hiện nay, trong hoạt động thanh toán thẻ, các ngân hàng cũng đã chấp nhận việc thanh toán tiền đối với thẻ của các ngân hàng khác có liên kết tại các trụ ATM, POS vàcó tính

phí cho mỗi lần giao dịch khác ngân hàng. Phân loại theo chức năng của thẻ, có ba loại thẻ là:

• Thẻ ghi nợ ( thẻ không phải kí quỹ ) : nguồn thanh toán thẻ là số dư trên tài khoản tiền gửi của chủ sở hữu thẻ tại ngân hàng. Áp dụng đối với những khách hàng có tín nhiệm cao đối với ngân hàng. Với loại thẻ này, khách hàng có thể thanh toán trực tiếp tại các cửa hàng hoặc các trung tâm mua sắm có chấp nhận thanh toán thẻ (có đặt các máy POS) với khoản tiền thanh toán được chuyển ngân trực tiếp từ tài khoản của chủ thẻ vào tài khoản của nơi cần thanh toán. Thẻ ghi nợ khi cần còn có thể rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động và sử dụng thấu chi như một thẻ tín dụng. Khi sử dụng thẻ để rút tiền, khách hàng có một hạn mức rút tiền nhất định trong ngày nhằm bảo vệ chủ thẻ

trong các trường hợp bị mất thẻ. Loại hình phổ biến nhất của thẻ ghi nợ là thẻ ATM với chức năng rút tiền mặt nhưng hiện này chức năng của thẻ này ngày càng được các ngân hàng phát hàng tích hợp nhiều hơn nhằm nâng cao tiện ích cho khách hàng. • Thẻ kí quỹ thanh toán : chủ thẻ phải lưu ký một số tiền nhất định vào tài khoản tiền

gửi đảm bảo thanh toán thẻ. Với chức năng chuyên biệt là rút tiền, yêu cầu đối với loại thẻ này là người dùng phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng mới có thể sử dụng

được. Một số trường hợp đạt tín nhiệm cao, khách hàng cũng có thể thấu chi tài khoản tiền gửi này. Tiền gửi để thanh toán thẻ vẫn được hưởng lãi suất tiền gửi ngân hàng nhưng vì tính chất không ổn định của số dư tài khoản nên lãi suất này hầu như không đáng kể.

• Thẻ tín dụng: chỉ áp dụng cho những khách hàng mà ngân hàng đồng ý. Nguồn thanh toán thẻ chính là hạn mức tín dụng mà ngân hàng đồng ý cho chủ thẻ vay. Để đăng ký sử dụng thẻ, khách hàng phải có một nguồn thu nhập ổn định nhằm thay thế cho một cam kết trả tiền của chủ thẻ. Khi sử dụng thẻ tín dụng, khách hàng có thể chi trả một số tiền mà không cần có số dư trong thẻ, số tiền này nhiều hay ít là tùy vào hạn

mức tín dụng thấu chi mà khách hàng cấp cho chủ thẻ. Sau khi sử dụng, chủ thẻ phải đảm bảo thanh toán cho ngân hàng khoản tiền đã vay qua thẻ trước thời gian đáo hạntrên bản in sao kê và lãi suất của mức tín dụng này cùng với các loại phí duy trì, sử dụng thẻ còn khá cao nên khách hàng vẫn còn khá e dè với loại thẻ này .

Trên thế giới thẻ tín dụng là hình thức thanh toán thẻ tương đối phổ biến. ở Việt Nam hiện nay thì thanh toán bằng thẻ còn chưa phổ biến, chủ yếu chỉ để phục vụ khách du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng đã nhìn thấy được tương lai của ngành thẻ nên cũng đã đẩy mạnh việc phát triển loại hình thanh toán này. Với chức năng thay thế thanh toán trực tiếp, thẻ tín dụng là một trong những hình thức thanh toán không dùng tiền mặt với giá trị thấp phổ biến nhất trong tương lai.

Bên cạnh việc phân loại theo chức năng, thẻ thanh toán còn có thể phân loại theo các tiêu chí sau:

• Phạm vi lãnh thổ: thẻ nội địa và thẻ quốc tế.

• Công nghệ sản xuất: thẻ khắc chữ nổi, thẻ băng từ, thẻ thông minh.

• Chủ thể phát hành: thẻ do ngân hàng phát hành, thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành.

(1) Khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ gửi hồ sơ yêu cầu đang ký sử dụng thẻ đến ngân hàng. Nếu là thẻ ký quỹ thì nộp tiền ký quỹ vào tài khoản.

(2) Ngân hàng sau khi phát hành thẻ thì giao thẻ cho khách hàng.

dịch vụ đã giao dịch.

(4) Điểm tiếp nhận thông báo và trả biên lai nếu giao dịch thành công hoặc từ chối nếu không thành công.

(5) Điểm tiếp nhận thẻ tiến hành thanh toán với ngân hàng phát hành thẻ.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÀI GÒN (Trang 29 - 36)