Đánh giá tổng quan về điểm mạnh và điểm yếu của Agribank chi nhánh Sài Gòn:

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÀI GÒN (Trang 87 - 88)

3.1. Đánh giá tổng quan về điểm mạnh và điểm yếu của Agribank chi nhánh SàiGòn: Gòn:

3.1.1. Điểm mạnh:

Tiền thân Chi nhánh là sở giao dịch II trực thuộc Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam, phát triển thành chi nhánh cấp 1, Agribank Sài Gòn có những thuận lợi về việc tổ chức hoạt động một cách độc lập trong kinh doanh, xây dựng phương hướng phát triển kinh doanh thích hợp theo đặc điểm của khu vực, quyền ưu tiên trong việc xây dựng cơ cấu và tuyển dụng nhân sự chất lượng cao.

Là một chi nhánh ra lớn, phát triển qua nhiều năm, Agribanl Sài Gòn có được sự ổn định về mọi mặt trong hệ thống ngân hàng bao gồm: nguồn vốn lớn tạo ra khả năng đáp ứng được những hợp đồng cấp tín dụng với giá trị cao, uy tín với khách hàng; cơ chế hoạt động đồng bộ và hoàn thiện tạo ra những chuẩn mực tối ưu đối với nhân viên chi nhánh trong công việc nhằm đem lại lợi ích cao nhất; lượng khách hàng ổn định đặc biệt là các khách hàng là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp quốc doanh đảm bảo cho Chi nhánh luôn có được sự ổn định trong hoạt động kinh doanh,...

Vị trí của Chi nhánh nằm tại khu vực trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều công ty, doanh nghiệp, cụm cảng,...tạo cho Agribank Sài Gòn vị thế của một ngân hàng trung tâm, đầu mối khu vực phía Nam. Bên cạnh đó, việc nằm gần Ngân hàng nhà nước và có 2 mặt giáp đường lớn cũng giúp chi nhánh thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch hơn.

Agribank Sài Gòn có một hệ thống đội ngũ cán bộ ngân hàng từ cấp quản lý đến nhân viên có chuyên môn tốt, chuyên trách trong từng vị trí, nhiệt tình, thái độ làm việc chuyên nghiệp giúp cho chi nhánh có được lượng khách hàng ổn định, thân thiết, tạo được uy tín lớn đối với khách hàng.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng

3.1.2. Điểm yếu:

Hoạt động ngân hàng ngày nay dựa nhiều vào khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin. Tuy nhiên, do hệ thống chi nhánh ngân hàng khá lớn, nhiều phòng ban và phòng giao dịch trực thuộc, cùng với đó là sự phát triển quá nhanh của công nghệ luôn đòi hỏi một chi phí lớn nên việc hiện đại hóa công nghệ tại chi nhánh còn chưa được thực hiện đồng bộ, gây ra khó khăn cho hoạt động giao dịch giữa các phòng ban, bộ phận tại chi nhánh.

Hoạt động Marketing của chi nhánh còn yếu, chưa mang lại nhiều hiệu quả trong việc thu hút khách hàng. Nếu so sánh với các ngân hàng thương mại hiện nay, hoạt động Marketing của ngân hàng thể hiện sự thua kém cả về ý tưởng, phạm vi và mức độ đầu tư cho hoạt động này.

Khách hàng của chi nhánh trong thời gian qua chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp. Đối tượng là khách hàng cá nhân còn chưa phát triển dẫn đến phát triển chưa tương xứng với tầm vóc của một chi nhánh hàng đầu, đặc biệt là trong hoạt động thẻ và tín dụng cá nhân. Trong bối cảnh nền kinh tế đang suy yếu, các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng thì lỗ hổng bên mảng khách hàng cá nhân sẽ gây ra nhiều khó khăn cho Chi nhánh trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác, đặc biệt là trong hoạt động huy động tiền nhàn rỗi từ người dân.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÀI GÒN (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w