3.1. Khái niệm
- Theo triết học DVBC, mọi sự vật hiện tượng không động và phát triển do có sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, nghĩa là có mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. Mâu thuẫn thuẫn bên trong là nguồn gốc của sự phát triển, mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện của sự phát triển.
- Quá trình dạy học luôn vận động và phát triển không ngừng do giải quyết những mâu thuẫn bên trong và mẫu thuẫn bên ngoài; trong đó giải quyết các mâu thuẫn bên trong có ý nghĩa quyết định.
+ Mâu thuẫn bên trong bao gồm: mâu thuẫn giữa các thành tố trong cấu trúc của QTDH và mẫu thuẫn giữa các yếu tố trong từng thành tố đó.
+ Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa sự tiến bộ của khoa học công nghệ, văn hóa, sự phát triển kinh tế xã hội với từng thành tổ của quá trình dạy học.
Kinh tế - Chính trị
Văn hóa – Khoa học kĩ thuật
3.2. Mâu thuẫn cơ bản và điều kiện để chúng trở thành động lực của quá trìnhDH DH
- Cơ sở để xác định mâu thuẫn cơ bản: Là mâu thuẫn xuyên suốt QTDH, việc giải quyết các mâu thuẫn khác nhằm phục vụ cho việc giải quyết nó và mâu thuẫn đó có liên quan đến sự vận động và phát triển của HS.
- Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa một bên là nhiệm vụ học tập do tiến trình dạy học đề ra và một bên là trình độ phát triển trí tuệ hiện có của người học.
- Điều kiện để mâu thuẫn cơ bản trở thành động lực của QTDH
+ Mâu thuẫn phải được người học ý thức đầy đủ và xuất hiện nhu cầu giải quyết khó khăn nhằm hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
+ Mâu thuẫn phải vừa sức với HS.
+ Mâu thuẫn phải tồn tại trong chính QTDH; nghĩa là mâu thuẫn đó nảy sinh một cách tất yêu trên con đường vận động đi lên của QTDH nói chung, quá trình nhận thức của HS nói riêng.