Các loại câu trắc nghiệm giáo dục 1 Loại câu “đúng sai”

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN GIÁO DỤC HỌC (Trang 64)

- Ưu điểm và hạn chế của trắc nghiệm khách quan:

3.2. Các loại câu trắc nghiệm giáo dục 1 Loại câu “đúng sai”

3.2.1. Loại câu “đúng - sai”

* Định nghĩa: Trước một câu dẫn xác định (thông thường không phải là câu hỏi)

học sinh trả lời bằng cách lựa chọn câu đó là đúng hay sai.

VD. Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội.

A. Đúng B. Sai

Loại câu trắc nghiệm này chỉ thích hợp cho việc kiểm tra những kiến thức sự kiện (mốc lịch sử, địa danh, tên nhân vật. . .). Cũng có thể dùng đối với các định nghĩa khái niệm, các công thức. . .

* Ưu điểm và hạn chế

- Ưu điểm:

+ Ít tốn công phu khi soạn thảo, có thể đặt được nhiều câu hỏi trong một thời gian nhất định.

+ Thích hợp với việc kiểm tra kiến thức sự kiện hoặc dùng với việc định nghĩa các khái niệm, các công thức.

- Hạn chế

+ Chủ yếu đòi hỏi trí nhớ, ít kích thích khả năng tư duy của HS. + Khả năng phân biệt trình độ của HS thấp.

+ Có trường hợp hiểu lầm câu hỏi hoặc có nhiều cách giải thích khác nhau dẫn đến bất đồng ý kiến về câu trả lời đúng.

* Yêu cầu:

- Chọn câu dẫn nào mà học sinh trung bình khó nhận ra ngay là đúng hay sai. - Không nên trích nguyên văn những câu trong sách giáo khoa.

- Cần đảm bảo tính đúng hay sai của câu là chắc chắn.

- Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên diễn tả một ý độc nhất, tránh bao gồm nhiều chi tiết.

- Tránh dùng những cụm từ như “tất cả”, “không bao giờ”, “không một ai”, “thường”, “đôi khi”. . . có thể dễ dàng nhận ra là câu đúng hay sai.

- Trong một bài trắc nghiệm không nên bố trí số câu sai bằng số câu đúng, không nên sắp đặt các câu đúng theo một trật tự có tính chu kì.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN GIÁO DỤC HỌC (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w