Kĩ thuật phân tích trắc nghiệm * Độ khó của mỗi câu hỏ

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN GIÁO DỤC HỌC (Trang 67 - 68)

- Ưu điểm và hạn chế của trắc nghiệm khách quan:

3.6. Kĩ thuật phân tích trắc nghiệm * Độ khó của mỗi câu hỏ

* Độ khó của mỗi câu hỏi

R

P = x 100% n

Trong đó:

P: là độ khó của câu trắc nghiệm.

R: Số người trả lời đúng câu trắc nghiệm đó. n: số người tham dự trả lời câu trắc nghiệm.

→ Câu hỏi như thế nào được gọi là câu hỏi có độ khó vừa phải?

- Thường là 50% học sinh trả lời đúng và 50% học sinh trả lời sai hoặc không trả lời được câu hỏi đó → câu có độ khó vừa phải. Tuy nhiên có loại câu trắc nghiệm ngẫu nhiên có thể trả lời đúng. Vì vậy, độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm phải bao gồm cả yếu tố ngẫu nhiên.

Độ vừa phải của câu trắc nghiệm về mặt lí thuyết: 100% + điểm may rủi mong đợi (100%/n) ĐKVP =

2 Kết luận: P > ĐKVP → Câu dễ

P < ĐKVP → Khó

P = ĐKVP → Đưa câu trắc nghiệm đó vào khảo sát → Câu ghép đôi và câu điền khuyết, ĐKVP là 50%

?Hãy tính ĐKVP của câu trắc nghiệm Đ – S và câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Trong trường hợp nếu bài trắc nghiệm đã chia thành 2 nhóm: nhóm cao và nhóm thấp, chúng ta dung công thức sau để tính độ khó của mỗi câu hỏi:

NC + NT P = x 100% 2n P: là độ khó. NC: tỉ lệ người làm đúng ở nhóm cao. NT: tỉ lệ người làm đúng ở nhóm thấp. n: số người tham gia trả lời ở mỗi nhóm.

* Độ khó của cả bài trắc nghiệm. Có 2 cách:

- Cách 1: Đối chiếu điểm số trung bình của một bài trắc nghiệm với điểm trung bình lí tưởng:

+ Nếu điểm TB bài trắc nghiệm > điểm TB lí tưởng → bài test là dễ

+ Nếu điểm TB bài trắc nghiệm < điểm TB lí tưởng → bài test là khó + Nếu điểm TB bài test = điểm TB lí tưởng → bài test phù hợp để khảo sát Điềm số tối đa (100%) + Điểm may rủi mong đợi (100%/n) TBLT =

- Cách 2: Quan sát sự phân phối điểm số của bài trắc nghiệm ấy. Nếu điểm trung bình của bài trắc nghiệm nằm xấp xỉ hay ngang ở trung điểm của tầm hạn giữa điểm cao nhất và điểm thấp nhất, và không có điểm không hoặc điểm tối đa hoàn toàn thì bài trắc nghiệm đó có độ khó vừa phải, phù hợp để khảo sát.

* Vấn đề độ phân biệt của câu trắc nghiệm

- Có nhiều cách để xác định độ phân biệt của một câu trắc nghiệm, dưới đây sẽ giới thiệu một phương pháp thông dụng nhất.

- Cách tiến hành:

1) Xếp bài thi hay phiếu trả lời test đã chấm theo thứ tự từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất.

2) Phân chia thành 2 nhóm bài thi: Nhóm cao, những người có điểm số cao nhất và nhóm thấp, gồm những người có điểm số thấp nhất; mỗi nhóm lấy khoảng 27% tổng số bài thi.

3) Kẻ bảng theo mẫu sau:

+ Cột 1: Ghi số thứ tự các câu trắc nghiệm giống hệt như trong bài test. + Cột 2: Ghi số câu trả lới đúng của cả 2 nhóm, độ khó của mỗi câu hỏi. + Cột 3: ghi số câu trả lời đúng trong nhóm cao.

+ Cột 4: Ghi số câu trả lời đúngtrong nhóm thấp

+ Cột 5: Ghi hiệu số (số HS trả lời đúng nhóm cao – số HS trả lời đúng nhóm thấp)

+ Cột 6: Tính độ phân biệt theo công thức sau: NC – NT D = n (27%) Trong đó: D: là độ phân biệt. NC: tỉ lệ người làm đúng ở nhóm cao. NT: tỉ lệ người làm đúng ở nhóm thấp. n: số người tham gia trả lời ở mỗi nhóm. → Kết luận:

Nếu D = 0, câu đó không có độ phân biệt. Không nên lựa chọn. Nếu 1< D > 0, câu có độ phân biệt, càng xa 0 càng tốt. nên lựa chọn. Nếu D < 0 câu có độ phân biệt âm. Loại bỏ, không lựa chọn.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN GIÁO DỤC HỌC (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w