Những yêu cầu sư phạm của việc đánh giá trong giáo dục

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN GIÁO DỤC HỌC (Trang 60 - 62)

- Bản chất của dạy học nêu và giải quyết vấn đề là tạo nên một chuỗi những tình

3. Những yêu cầu sư phạm của việc đánh giá trong giáo dục

- Đảm bảo tính khách quan - Đảm bảo tính toàn diện

- Đảm bảo tính thường xuyên và có hệ thống - Đảm bảo tính công khai

Chương 2. Phương pháp và kĩ thuật đánh giá

8 tiết (7 tiết lý thuyết, 1 tiết bài tập)

1.Kiểm tra tự luận

1.1. Định nghĩa: Đây là dạng truyền thống của bài thi, trong đó học sinh được tự

do viết câu trả lời về một chủ đề nào đó (đã cho trước) ra giấy. Dựa vào các câu trả lời đã được viết ra, giáo viên cho điểm, xác định kết quả bài thi.

1.2. Ưu điểm và hạn chế của kiểm tra tự luận* Ưu điểm: * Ưu điểm:

- Bài kiểm tra viết có thể thực hiện ở đầu hay cuối tiết học, hoặc thực hiện chọn một tiết sau chương, hay một phần của chương trình, cũng có thể là vài 3 tiết vào cuối học kỳ hay cuối năm học.

- Phương pháp kiểm tra viết có thể kiểm tra cùng một lúc tất cả các học sinh trong lớp, do đó có thể đánh giá được trình độ chung.

- Qua bài làm có thể đánh giá sự phát triển ngôn ngữ, kỹ năng diễn đạt kiến thức bằng văn viết.

- Một bài tự luận được viết nghiêm túc có khả năng đo được một cách tương đối chính xác các mục tiêu đã được xác định từ trước.

- Tạo cơ hội thể hiện khả năng tự do, độc lập suy nghĩ, phát huy tính sang tạo và cảm xúc của học sinh.

- Đánh giá được cả thái độ và kiến thức của người học.

* Hạn chế:

- Đề kiểm tra tự luận cũng chỉ có thể đề cập một số kiến thức mấu chốt nào đó trong cả một phần chương trình rất dài, khó có điều kiện đánh giá kỹ năng như thực hành, thí nghiệm, sử dụng công cụ kỹ thuật.

- Nội dung bài kiểm tra khó bao quát được toàn bộ chương trình môn học, thường thì nó chỉ tập trung vào một số phần chính.

- Bài thi khó chấm và chấm lâu. - Khó đảm bảo tính khách quan.

1.3. Yêu cầu khi sử dụng phương pháp kiểm tra viết

- Xác định rõ ràng mục tiêu đánh giá, và phải tiên lượng được khả năng viết của học sinh.

- Câu hỏi phải phù hợp với mục tiêu học tập và mục tiêu đã dạy. - Quy định rõ điểm số cho mỗi câu hỏi.

- Nội dung câu hỏi phải vừa sức học sinh, số lượng câu hỏi phải phù hợp với thời gian quy định làm bài, bao quát được nhiều thành phần kiến thức khách nhau của môn học.

- Bài kiểm tra viết không chỉ đánh giá trình độ, kết quả học tập chung của lớp học mà còn phải đánh giá kết quả, trình độ của mỗi học sinh trong lớp. Vì vậy cần coi trọng việc tổ chức giáo dục cho học sinh tinh thần nghiêm túc, trung thực, tự tin trong khi kiểm tra.

- Bài làm cần chấm kỹ và sớm trả cho học sinh. Những sai sót trong bài cần được chỉ ra, giáo viên cần trực tiếp sửa, hoặc cũng có thể hướng dẫn học sinh tự sửa. Lời phê cần đánh giá được những ưu, khuyết điểm chính, khuyến khích khi học sinh có những tiến bộ, nhắc nhở khi học sinh sa sút.

- Cần có đáp án và biểu điểm chi tiết để việc cho điểm được chính xác và công bằng.

2.Kiểm tra vấn đáp

2.1. Định nghĩa: Là PP trong đó giáo viên đưa ra các câu hỏi ngắn để học sinh trả

lời ngay trên lớp. Học sinh có thể được chuẩn bị, hoặc cũng có thể không được chuẩn bị trước câu trả lời từ ở nhà. Căn cứ vào kết quả các câu trả lời của học sinh, giáo viên có thể đo lường và chẩn đoán mức độ kết quả học tập của học sinh.

2.2. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp vấn đáp

* Ưu điểm:

- Phương pháp kiểm tra vấn đáp có tính linh hoạt và cơ động cao, vì thế có thể sử dụng phương pháp này để đánh giá kiến thức đã được học, hoặc kết quả lĩnh hội kiến thức mới của học sinh.

- Có thể tiến hành cả trong và ngoài lớp; có thể dùng trước, trong và sau khi kết thúc khóa học.

- Có thể kiểm tra cả trí nhớ, khả năng tư duy và một số phẩm chất tâm lý khác của học sinh.

- Giá trị chẩn đoán của các câu hỏi kiểm tra vấn đáp là rất cao, vì giáo viên có thể trực tiếp trao đổi và kích thích tư duy của từng học sinh.

* Hạn chế:

- Phương pháp kiểm tra vấn đáp là phương pháp mang đậm tính chủ quan. - Khó so sánh giữa các học sinh.

- Mất nhiều thời gian trong quá trình kiểm tra.

- Phụ thuộc nhiều vào tâm trạng của học sinh lúc trả lời (có nhiều học sinh ngại tiếp xúc, ngại nói trước mặt thầy cô giáo).

2.3. Một số điểm cần chú ý khi sử dụng phương pháp vấn đáp

- Dung lượng kiến thức vừa phải trong mỗi câu hỏi, sát với trình độ của học sinh; học sinh có thể trả lời ngắn gọn trong một vài phút.

- Câu hỏi nêu ra cho học sinh phải chính xác, rõ ràng và có nội dung xác định, không làm cho học sinh hiểu sai, dẫn tới trả lời lạc đề. Bên cạnh những câu hỏi cơ bản nên chuẩn bị một số câu hỏi bổ sung, tạo điều kiện đánh giá chính xác, chú ý năng lực vận dụng kiến thức, khuyến khích những suy nghĩ tích cực.

- Sau khi nêu câu hỏi cho cả lớp, cần để một thời gian cho học sinh suy nghĩ, chuẩn bị rồi mới chỉ định người trả lời.

- Giáo viên cần biết lắng nghe câu trả lời của học sinh, tránh cắt ngang (khi chưa thật cần thiết) làm học sinh mất bình tĩnh, biết gợi ý, khuyến khích khi cần thiết.

- Cần yêu cầu học sinh trả lời sao cho cả lớp nghe được và yêu cầu cả lớp lắng nghe câu trả lời của bạn để bổ sung. Trước khi công bố điểm cần có lời nhận xét ưu khuyết điểm trong câu trả lời về nội dung cũng như hình thức trình bày, có những uốn nắn về phương pháp học.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN GIÁO DỤC HỌC (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w