Mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá trong giáo dục 1 Mục đích của việc đánh giá

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN GIÁO DỤC HỌC (Trang 59 - 60)

- Bản chất của dạy học nêu và giải quyết vấn đề là tạo nên một chuỗi những tình

2. Mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá trong giáo dục 1 Mục đích của việc đánh giá

2.1. Mục đích của việc đánh giá

- Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh trên cơ sở đối chiếu với những yêu cầu của chương trình, phát hiện những nguyên nhân sai sót giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học.

- Công khai hoá nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh và tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá, giúp học sinh nhận ra được khả năng của chính mình, khuyến khích, động viên thúc đẩy việc học tập.

- Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

Như vậy, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và định hướng hoạt động học của học trò, mà còn tạo điều kiện nhận định, điều chỉnh và định hướng hoạt động dạy của cả thầy giáo.

2.2. Ý nghĩa của việc đánh giá

* Đối với học sinh: việc kiểm tra, đánh giá có hệ thống, kịp thời và thường xuyên

sẽ cung cấp kịp thời những thông tin, liên hệ ngược trong giúp người học có khả năng tự điều chỉnh hoạt động học của mình.

- Về mặt giáo dưỡng, kiểm tra, đánh giá chỉ cho mỗi học sinh nhận ra những điều mình vừa mới tiếp thu được tới mức nào, còn những lỗ hổng nào cần phải bổ khuyết trước khi bước vào một phần mới.

- Về mặt phát triển năng lực nhận thức: thông qua việc kiểm tra đánh giá học sinh có điều kiện để tiến hành các hoạt động trí tuệ như: ghi nhớ, tái hiện, chính xác hoá, khái quá hoá, hệ thống hoá kiến thức.

- Về mặt giáo dục, việc kiểm tra đánh giá, nếu được tiến hành một cách nghiêm túc sẽ giúp học sinh nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, có ý chí vươn lên đạt những kết quả cao hơn, củng cố lòng tự tin vào khả năng của mình, nâng cao tính tự giác, tích cực, khắc phục tính chủ quan, tự mãn.

* Đối với giáo viên

Việc kiểm tra đánh giá trước hết cung cấp cho giáo viên những thông tin liên hệ ngược ngoài giúp cho người dạy điều chỉnh hoạt động của mình phù hợp tối đa với khả năng của học sinh.

- Kiểm tra, đánh giá, kết hợp với việc theo dõi thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên nắm được một cách khá chính xác năng lực và trình độ của mỗi học sinh trong lớp mình phụ trách để có biện pháp giúp đỡ riêng thích hợp, ít nhất là

đối với học sinh giỏi và học sinh kém trong lớp, qua đó nâng cao chất lượng học tập chung của cả tập thể lớp.

Kiểm tra đánh giá, nếu được tiến hành một cách nghiêm túc, công phu sẽ cung cấp cho giáo viên không chỉ những thông tin về trình độ chung của cả lớp hoặc khối lớp mà còn tạo điều kiện cho giáo viên nắm được những học sinh có tiến bộ rõ rệt hoặc sút kém đột ngột để động viên hoặc giúp đỡ kịp thời.

Tạo cơ hội cho giáo viên xem xét hiệu quả của những cải tiến về mặt nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà mình đang theo đuổi.

* Đối với cán bộ quản lý giáo dục

Việc kiểm tra đánh giá có thể cung cấp cho họ những thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học trong nội bộ đơn vị giáo dục để có những phương hướng chỉ đạo kịp thời, uốn nắn những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời những sáng kiến hay, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN GIÁO DỤC HỌC (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w