2. Phương pháp dạy học
2.2.2.1. Nhóm PPDH dung ngôn ngữ (Thuyết trình, Vấn đáp, Sử dụng SGK và
TLTK)
* Thuyết trình
- Định nghĩa: Là phương pháp giáo viên dùng lời nói để trình bày, giải thích nội dung bài học một cách có hệ thống, lôgic cho học sinh tiếp thu.
- Thuyết trình có 3 loại: kể chuyện, giải thích, diễn giảng
- Kể chuyện là giáo viên tường thuật lại các sự kiện, hiện tượng một cách hệ thống và thường được sử dụng trong các môn xã hội có yếu tố mô tả và trần thuật.
- Giải thích là giáo viên dùng những luận cứ, những số liệu để chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề, giúp học sinh hiểu được nội dung kiến thức cần lĩnh hội.
- Diễn giảng là dạng thuyết trình, trong đó giáo viên trình bày một cách có hệ thống nội dung học tập nhất định.
- Các bước thực hiện:bao gồm có 3 bước:
- Đặt vấn đề: Nêu vấn đề bằng câu hỏi nhận thức. Là phần mở đầu của bài thuyết trình, có tính chất định hướng cho học sinh, gợi mở, dẫn dắt học sinh vào bài.
- Giải quyết vấn đề:
Đây là phần chính của bài thuyết trình, giáo viên có thể trình bày vấn đề bằng con đường quy nạp hay diễn dịch, lựa chọn các ví dụ để làm sáng tỏ vấn đề lý luận trừu tượng, kích thích người học tiến hành các thủ thuật tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa..) để đi đến các kết luận khoa học cần thiết.
- Phần kết luận: Kết luận logic được rút ra từ khâu giải quyết vấn đề và được tổng kết, nhấn mạnh để học sinh ghi nhớ.
- Điểm mạnh và hạn chế của phương pháp thuyết trình: + Điểm mạnh:
- Giúp HS nắm được những vấn đề khó và phức tạp một cách hệ thống, hoàn chỉnh.
- Có khả năng kích thích được tính tích cực tư duy và rèn năng lực chú ý. - GV có thể truyền đạt cho HS một khối lượng lớn thông tin và tạo điều kiện để GV tác động đến tư tưởng, tình cảm của người học thông qua giọng nói, cử chỉ, thái độ, phong cách.
+ Hạn chế:
- Thu được ít thông tin phản hồi từ phía học sinh, do chủ yếu là truyền thụ một chiều.
- Chủ yếu sử dụng cơ chế ghi nhớ và tưởng tượng tái tạo ở học sinh, vì vậy dễ dẫn tới sự mệt mỏi, mức độ lưu giữ thông tin ít nếu như không có sự bổ trợ ghi nhớ.
- Tính cá thể hóa trong dạy học thấp vì chủ yếu là thuyết trình cho cả lớp. - Ít có sự tham gia tích cực của học sinh.
- Nếu bài thuyết trình đơn điệu thì thời gian duy trì và thu hút sự chú ý của học sinh vào nội dung bài học thấp hơn các phương pháp khac.
- Sử dụng riêng phương pháp này sẽ không phù hợp với việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo.
- Yêu cầu khi sử dụng phương pháp thuyết trình:
- Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với nội dung khoa học trong bài thuyết trình, ngôn ngữ rõ, gọn, giản dị, tự nhiên, giàu hình tượng, chuẩn xác, súc tích.
- Trong bài thuyết trình giáo viên có thể kết hợp ngôn ngữ với phong cách, điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, các câu chuyện vui đúng mức để thu hút sự chú ý của học sinh.
- Nội dung thuyết trình phải đảm bảo tính logic chặt chẽ, hệ thống, chính xác. - Thuyết trình được sử dụng phối hợp với một số phương pháp khác
* Phương pháp vấn đáp
- Định nghĩa: Là phương pháp hỏi đáp giữa người dạy và người học nhằm làm sáng tỏ những những tri tri mới, rút ra những kết luận cần thiết từ tài liệu đã học hoặc những kinh nghiệm trong thực tiễn
- Phân loại:
+ Dựa vào mục đích DH: vấn đáp gợi mở, củng cố, tổng kết, kiểm tra.
+ Dựa vào tính chất nhận thức: vấn đáp giải thích – minh họa, tái hiện và tìm tòi – phát hiện
- Điểm mạnh và hạn chế
+ Điểm mạnh:
- Là cách thức tốt để kích thích tư duy độc lập của học sinh.
- Giúp cho người học hiểu nội dung học chứ không phải là học vẹt, học thuộc.
- Tạo cho lớp học có không khí sôi nổi, lôi cuốn học sinh tham gia xây dựng bài.
- Cho phép giáo viên và học sinh thu được những thông tin phản hồi từ học sinh. Qua đó có thể đánh giá được mức độ hiểu bài, mức độ tiến bộ, chẩn đoán
những vướng mắc, khó khăn của học sinh. Phát hiện những ý tưởng sai của học sinh để kịp thời chấn chỉnh.
- Tạo điều kiện cho học sinh hình thành và phát triển kỹ năng nói, trình bày ý tưởng và học hỏi lẫn nhau.
+ Hạn chế:
- Khó soạn thảo và sử dung hệ thống câu hỏi gợi mở và dẫn dắt học sinh đi đến kết quả cuối cùng theo một chủ đề nhất định.
- Quá trình giải quyết vấn đề tốn nhiều thời gian.
- Trong quá trình vấn đáp, giáo viên thường khó kiểm soát hết những tình huống xảy ra, nếu giáo viên không có kinh nghiệm sẽ dễ bị đi lạc hướng chủ đề ban đầu.
- Cách đặt câu hỏi và điều khiển lớp học không tốt sẽ dễ biến thành cuộc trao đổi tay đôi giữa giáo viên và một hoặc một vài học sinh, còn đa số học sinh là người đứng ngoài cuộc.
- Yêu cầu
+ Câu hỏi chính xác, diễn đạt rõ ràng, xác định
+ Dung lượng trong mỗi câu hỏi vừa phải, sát với trình độ của HS, có thể trả lời gọn trong mấy phút.
+ Sau khi đặt câu hỏi cần để thời gian HS suy nghĩ trả lời. + Phân phối đều các câu hỏi cho HS trong lớp.
+ Lắng nghe câu trả lời của HS, khi cần thiết phải gợi ý, không làm cho HS lúng túng, sợ hãi.
+ Phải nhận xét ưu khuyết điểm về hình thức, nội dung, tinh thần, thái độ.
* Phương pháp sử dụng sách giáo khoa và tài liệu
- Sách giáo khoa và tài liệu học tập có ý nghĩa to lớn vì nó là nguồn tri thức phong phú, đa dạng, sinh động, hấp dẫn được trình bày chi tiết, logic, chặt chẽ. Trong sách giáo khoa, nội dung dạy học đã được lựa chọn, xây dựng một cách hệ thống, khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh. Ngày nay, sách và tài liệu tham khảo học tập rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là những tài liệu trên internet, vì vậy nó tạo điều kiện để mọi học sinh tập liên tục, thường xuyên và suốt đời.
- Điểm mạnh và hạn chế: + Điểm mạnh:
- Phát triển kỹ năng đọc sách
- Phát triển kỹ năng tự học, như tra cứu, tìm kiếm và tiếp nhận thông tin hiệu quả.
- Cho phép học sinh chủ động học theo tốc độ riêng tùy theo khả năng mỗi người.
+ Hạn chế:
- Đọc những sách và tài liệu mà học sinh không thật sự hứng thú. Điều này ảnh hưởng tới hiệu quả học qua đọc sách và tài liệu.
- Học sinh phải tìm đọc nhiều tài liệu và gặp khó khăn trong việc hệ thống hóa những thông tin trong nhiều sách và tài liệu học tập.
- Học qua đọc là hoạt động độc lập, đòi hỏi phải phát huy trí lực, sức lực và sự tập trung cao, vì vậy cần có không gian và thời gian thích hợp.
- Trong các tài liệu học tập thường trình bày thông tin ở dạng khái quát và trừu tượng, vì vậy đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, nhiều khi phải đọc đi đọc lại nhiều lần mới có thể hiểu được.
- Yêu cầu
- Xác định cho học sinh những nội dung cần phải nghiên cứu.
- Hướng dẫn học sinh đọc theo trình tự hợp lý, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, cái gì đọc trước, cái gì đọc sau.
- Hướng dẫn học sinh kết hợp đọc và suy nghĩ, suy nghĩ và đọc, đặt ra các câu hỏi, các vấn đề cho hoc sinh và hướng dẫn học sinh đọc tài liệu nào, ở đâu để có thể giải đáp được vấn đề đó. Đồng thời cũng hướng dẫn học sinh tự đặt ra các câu hỏi và tự đọc tài liệu để trả lời các câu hỏi đó.
- Hướng dẫn học sinh trình tự đọc một cuốn sách: xem tên sách có liên quan tới chủ đề cần học không, đọc mục lục, lời giới thiệu hoặc tóm tắt xem có thông tin gì mới không, đọc lướt, tìm ý chính và nắm được bố cục của sách sau đó đi vào nghiên cứu từng phần, từng nội dung cụ thể.
- Gợi hứng thú và tính tò mò ham hiểu biểt của học sinh bằng việc giới thiệu những điều hay, điều thú vị trong sách để học sinh tìm đọc.
- Yêu cầu học sinh đọc và nêu những vấn đề còn chưa rõ, chưa hiểu. Giáo viên tùy theo hoàn cảnh mà gợi ý để học sinh tiếp tục suy nghĩ, tự học hoặc giải thích cho học sinh hiều rõ ngay.
- Hướng dẫn học sinh cách ghi chép, lập dàn ý, xây dựng đề cương, ghi tóm tắt và chú thích địa chỉ thông tin để khi cần có thể tra cứu lại mà không mất thời gian.