- Bản chất của dạy học nêu và giải quyết vấn đề là tạo nên một chuỗi những tình
3. Hình thức tổ chức dạy học
3.1. Khái niệm về hình thức tổ chức dạy học
Hình thức tổ chức dạy học là hình thức vận động của nội dung dạy học cụ thể trong không gian, địa điểm và điều kiện xác định nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học.
Ở khái niệm này cần chú ý một số vấn đề:
- Hình thức tổ chức dạy học là hình thức vận động của từng đơn vị nội dung dạy học cụ thể, nó phản ánh quy mô, địa điểm và thành phần học sinh tham gia vào đơn vị nội dung dạy học đó.
- Hình thức dạy học khác nhau chủ yếu tùy theo mối quan hệ giữa nội dung dạy học có tính tập thể hay tính cá nhân, mức độ tính tự lực hoạt động nhận thức của học sinh, sự chỉ đạo chuyên biệt của giáo viên đối với hoạt động học tập của học sinh, chế độ làm việc, thành phần học sinh, địa điểm và thời gian học tập.
- Hình thức dạy học có quan hệ mật thiết với nội dung và phương pháp dạy học. - Hình thức dạy học hình thành và phát triển cùng với sự thay đổi các điều kiện
về kinh tế - xã hội và văn hóa - khoa học.
3.2. Hệ thống những hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông
Có nhiều cách phân loại hệ thống hình thức tổ chức dạy học, mỗi cách phân loại dựa trên những cơ sở nhất định.
* Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học có hình thức dạy học trên lớp và
hình thức dạy học ngoài lớp.
- Hình thức dạy học trên lớp: Là hình thức tổ chức dạy học mà thời gian học tập được quy định một cách xác định và ở một địa điểm riêng biệt, giáo viên chỉ
đạo hoạt động học tập của học sinh có tính chất tập thể ổn định, có thành phần không đổi, đồng thời chú ý đến đặc điểm của từng học sinh để sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững tài liệu học tập một cách trực tiếp cũng như làm phát triển năng lực nhận thức và giáo dục học sinh tại lớp.
- Hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp: Là hình thức tổ chức dạy học trong đó giáo viên tổ chức, chỉ đạo hoạt động học tập của học sinh ở địa điểm ngoài lớp học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững, mở rộng kiến thức thông qua các hoạt động và các mối quan hệ đa dạng từ môi trường học tập.
Hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp là hình thức dạy học linh hoạt, cho phép kiến tạo các môi trường học tập đa dạng, kích thích được hứng thú của học sinh và làm cho việc học tập trong nhà trường gần hơn với thực tiễn cuộc sống. Hình thức tổ chức dạy học này còn giúp học sinh có điều kiện để trải nghiệm và thực hiện phương thức học tập bằng chia sẻ và trải nghiệm có hiệu quả.
* Căn cứ vào sự chỉ đạo của giáo viên đối với toàn lớp hay nhóm học sinh trong
lớp có:
- Hình thức tổ chức dạy học toàn lớp: Là hình thức tổ chức dạy học trong đó giáo viên lãnh đạo đồng thời hoạt động của tất cả học sinh, tích cực điều khiển việc lĩnh hội tri thức, ôn tập và củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng chung cho cả lớp và mỗi học sinh, đồng thời hoàn thành nhiệm vụ học tập chung.
- Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm tại lớp: Là hình thức tổ chức dạy học có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân, trong đó học sinh của từng nhóm dưới sự chỉ đạo của giáo viên trao đổi những ý tưởng, nguồn kiến thức với nhau, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong việc lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Từng thành viên của nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của các bạn khác trong nhóm. Đặc trưng của hình thức tổ chức dạy học theo nhóm là sự tác động trực tiếp giữa học sinh với nhau, sự cùng phối hợp hoạt động của họ.
- Hình thức tổ chức dạy học cá nhân: Là hình thức tổ chức dạy học trong đó dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên, mỗi học sinh độc lập thực hiện những nhiệm vụ học tập của mình theo nhịp độ riêng để đạt được mục tiêu dạy học chung.
Phần 4: Đánh giá trong giáo dục
Chương 1. Khái quát về đánh giá trong giáo dục (2 LT) 1.Các khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm chung về đánh giá
- Định nghĩa: Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc dựa trên việc phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chí đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
- Các cấp độ đánh giá:
+ Đánh giá hệ thống GD của 1 quốc gia: thay sách, đổi mới PP, nguồn đầu tư cho GD
+ Đánh giá GV: chuyên môn nghiệp vụ
+ Đánh giá HS: kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ.
1.2. Quá trình đánh giá
- Đo: Là việc so sánh kết quả thu được với thước đo cụ thể (thang điểm, chuẩn, tiêu chí…). Điểm số là ký hiệu gián tiếp về trình độ học sinh về mặt định tính (giỏi, khá, trung bình, yếu, kém) và định hạng (thứ bậc của học sinh trong lớp). Điểm số không có ý nghĩa về mặt định lượng.
- Lượng giá: Là quá trình dựa vào các số đo (điểm) mà người ta đưa ra các thông tin ước lượng về trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh tại một lĩnh vực nào đó.
Lượng giá có 2 loại:
+ Lượng giá theo chuẩn: Đây là sự so sánh kết quả tương đối với chuẩn chung bình chung của tập hợp.
+ Lượng giá theo tiêu chí: đây là sự đối chiếu kết quả đạt được với các tiêu chí mà nhà giáo dục đã đề ra.
- Đánh giá: Có 3 loại:
+ Đánh giá chẩn đoán: là hình thức đánh giá thường được tiến hành khi bắt đầu một chương trình hay một vấn đề nào đó, nhằm giúp giáo viên nắm được tình hình những kiến thức, kỹ năng, thái độ hiện có của học sinh, những điểm học sinh đã nắm vững, hoặc những lỗ hổng (nếu có) để có kế hoạch bổ khuyết…tìm gia những phương thức dạy thích hợp.
+ Đánh giá từng phần: Là hoạt động đánh giá được tiến hành nhiều lần trong quá trình giảng dạy nhằm giúp giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học phù hợp, ghi nhận kết quả đã đạt được, để tiếp tục thực hiện chương trình một cách vững chắc.
+ Đánh giá tổng kết: Là hình thức đánh giá được tiến hành khi kết thúc môn học, năm học, khóa học bằng những kỳ thi, nhằm đánh giá một cách tổng quát nhất kết quả học tập, trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra.
- Ra quyết định: Đây là khâu cuối cùng của quá trình đánh giá. Dựa vào những dịnh hướng đã nêu trong khâu đánh giá, giáo viên quyết định sử dụng những biện pháp cụ thể để giúp đỡ riêng từng học sinh, hay giúp đỡ chung cho cả lớp về những thiếu sót phổ biến, hay những sai sót đặc biệt mà học sinh có thể gặp phải khi làm bài, hoặc những khó khăn gặp phải trong quá trình học tập.
1.3. Kiểm tra
- Kiểm tra thường xuyên: là việc kiểm tra được thực hiện thông qua việc quan sát một cách có hệ thống hoạt động của lớp học nói chung, của mỗi học sinh nói riêng qua các khâu ôn tập, củng cố bài cũ, tiếp thu bài mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Kiểm tra thường xuyên giúp cho thầy điều chỉnh cách dạy, trò kịp thời điều chỉnh cách học, tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển sang một bước mới.
- Kiểm tra định kỳ: Là hình thức kiểm tra được thực hiện sau khi học sinh học một chương lớn, một phần của chương trình, hay sau một học kỳ. Nó giúp cho giáo viên và học sinh nhìn lại kết quả dạy và học sau những kỳ hạn nhất định, đánh giá trình độ nắm bắt một khối lượng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo tương đối lớn của học
sinh, củng cố, mở rộng những điều mà các em đã học, đặt cơ sở tiếp tục học sang những phần mới.
- Kiểm tra tổng kết: Là hình thức kiểm tra được thực hiện vào cuối mỗi học kỳ, cuối năm học, nhằm đánh giá kết quả chung, củng cố, mở rộng nội dung chương trình toàn năm của môn học, chuẩn bị điều kiện để tiếp tục học tập chương trình vào năm sau.