- Bản chất của dạy học nêu và giải quyết vấn đề là tạo nên một chuỗi những tình
2.3.2.2. Một số phương pháp DH theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS
HS
* Phương pháp động não được sáng lập bởi A. Oxborn (1953)
- Định nghĩa: Động não là phương pháp kích thích sự sáng tạo tập thể để tìm được cách giải quyết tối ưu vấn đề.
- Tiến trình thực hiện như sau:
+ Giáo viên đưa ra chủ đề, người học tổ chức theo lớp hoặc theo nhóm, suy nghĩ và đưa ra ý tưởng.
+ Các ý tưởng được thư kí ghi lại, chưa phân tích và đánh giá.
+ Giáo viên lắng nghe đến hết ý tưởng của người học, động viên, khuyến khích họ.
+ Người học được kích thích để xây dựng ý tưởng một cách liên tục.
+ Việc đánh giá và lựa chọn ý tưởng tiến hành muộn hơn, sau khi đã khai thác hết ý tưởng của người học, theo nguyên tắc lấy ý kiến của đa số làm kết luận để giải quyết vấn đề.
* Phương pháp đóng kịch (đóng vai)
- Định nghĩa: Là giáo viên cung cấp kịch bản và đạo diễn học sinh hành động theo các vai diễn. Qua đó giúp học sinh hiểu sâu sắc nội dung học tập, học được cách suy nghĩ, thể hiện thái độ và hành động cũng như các kỹ năng ứng xử khác của các nhân vật trong kịch bản.
Đóng kịch là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
- Điểm mạnh và hạn chế + Điểm mạnh:
Phương pháp đóng vai có nhiều ưu điểm như:
- Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh.
- Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của học sinh.
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
- Đây là cách tốt nhất để học sinh thâm nhập vào thế giới nội tâm con người cũng như vào thế giới các quan hệ xã hội. Là cách tốt nhất để học sinh thu nhận những kinh nghiệm, kiến thức, thái độ, kỹ năng ứng xử trong thế giới quan hệ đó. Chính vì vậy, phương pháp này rất phù hợp với các môn khoa học xã hội như văn, sử, giáo dục công dân.
- Là phương pháp sinh động để gắn kết giữa lý luận với thực tế.
- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thể hiện hiểu biết, kỹ năng, phương pháp ứng xử, thái độ, cá tính và rèn luyện sự tự tin, năng động.
+ Hạn chế:
- Đóng kịch đòi hỏi phải có năng khiếu, diễn xuất trước nhiều người đòi hỏi phải tự nhiên vì vậy không phải học sinh nào cũng có thể làm được. Nếu tâm lý học sinh e ngại, thụ động và ngượng ngùng sẽ làm giảm hiệu quả của phương pháp.
- Cần có nhiều thời gian để chuẩn bị kịch và diễn kịch. Điều này dễ gây ảnh hưởng tới kế hoạch chung của quá trình dạy học.
- Biên soạn và đạo diễn kịch đòi hỏi phải có trình độ, vì vậy không phải giáo viên nào cũng có thể làm được.
- Cách tiến hành
+ Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
+ Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. + Các nhóm lên đóng vai.
+ Lớp thảo luận, nhận xét, thường thì thảo luận bắt đầu về cách ứng xử của các nhân vật cụ thể hoặc tình huống trong vở diễn, nhưng sẽ mở rộng phạm vi xem thảo luận những vấn đề khái quát hơn hay những vấn đề và vở diễn chứng minh.
+ Giáo viên kết luận
- Lưu ý khi sử dụng phương pháp kịch trong dạy học + Tình huống nên để mở.
+ Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.
+ Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề.
+ Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cùng tham gia.
+ Nên có hoá trang và đạo cụ để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai. + Xây dựng kịch bản phải dựa vào nội dung dạy học và thực hiện kịch bản giúp giải quyết các nhiệm vụ dạy học.
+ Trong kịch phải có kịch tính, nghĩa là chứa đựng các mâu thuẫn, xung đột, đấu tranh động cơ của nhân vật, qua đó gây sự chú ý và tính thuyết phục cao về mặt tư tưởng, hành vi.
+ Chú ý tới hóa trang để tăng sự hấp dẫn của kịch.
+ Sau vở kịch, giáo viên phải tổ chức học sinh nhận xét, rút ra kiến thức, kết luận cần nhớ và rút ra bài học để diễn kịch lần sau tốt hơn.