Nghĩa, vai trò của nhà ở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm nhà ở của Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị (Trang 34 - 37)

Nhà ở có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển đô thị tại Việt Nam. Nhà ở đô thị là kiến trúc cư trú mà con người dùng để ở trong một thời gian dài theo đơn vị sinh hoạt gia đình trong đô thị. Đó là một trong những điều kiện vật chất rất cơ bản của sự sinh tồn của dân cư đô thị, đồng thời cũng là điều kiện vật chất quan trọng để tiến hành các hoạt động kinh tế – xã hội trong đô thị.Nhà ở đô thị là chủ thể của kiến trúc đô thị, xây dựng nhà ở đô thị là bộ phận cấu thành quan trọng của xây dựng cơ bản đô thị. Vấn đề nhà ở đô thị là một vấn đề quan trọng của đô thị, là một nội dung cơ bản của kinh tế học đô thị.

Vai trò của nhà ở đô thị trong sự phát triển kinh tế- xã hội đô thị chủ yếu được biểu hiện ở các mặt như sau:

- Nhà ở đô thị là điều kiện vật chất trọng yếu để tái sản xuất sức lao động đô thị.

Trong bất kỳ xã hội nào, sự kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất cũng là điều kiện cơ bản để tiến hành sản xuất. Sản xuất xã hội của đô thị muốn tiến hành liên tục không ngừng, ngoài một tiền đề cơ bản là tái sản xuất tư liệu sản xuất, còn một tiền dề cơ bản khác là tái sản xuất sức lao động.

Tái sản xuất sức lao động độ thị bao gồm tái sản xuất bản thân người lao động và sự sinh tồn, phát triển của người lao động thế hệ sau. Vì vậy phải duy trì sinh mệnh và sự phát triển thể lực, trí lực của người lao động và thế hệ sau, phải bảo đảm các tư liệu sinh hoạt thiết yếu về ăn, ở, mặc … Nhà ở đô thị với tính cách là hàng tiêu dùng cá nhân, là tư liệu sinh hoạt cơ bản tối cần thiết cho sự sinh tồn của những con người trong đô thị. Toàn bộ sản xuất xã hội và toàn bộ người lao động đô thị đều cần phải có nhà ở.

Nhà ở đô thị không chỉ là tư liệu sinh tồn, mà còn là tư liệu hưởng thụ và tư liệu phát triển, nó cần được không ngừng tăng lên, nâng cao ví số lượng và chất lượng, làm cho người lao động và thế hệ sau sống yên vui và phát triển thể lực, trí lực. Trong tình hình đó, nhà ở đô thị không chỉ bảo đảm cho sự sinh tồn của ngườ,i lao động và sự kéo dài của thế hệ sau, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng sức lao động.

- Nhà ở đô thị là điều kiện vật chất trọng yếu để phát triển kinh tế đô thị.

Nhà ở đô thị không chỉ là một loại tư liệu sinh hoạt phục vụ cho đời sống dân cư đô thị, mà cũng là điều kiện vật chất để kinh tế đô thị có thể tiến hành bình thường và phát triển có hiệu quả. Xét từ giác độ vi mô, nhà ở của công nhân viên chức các doanh nghiệp gần hay xa nơi làm việc, ảnh hưởng trực tiếp đến độ dài thời gian đi trên đường đến nơi làm việc và mức hao phí thể lực của họ, do đó mà ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Điều kiện cư trú của dân cư tốt hay xấu, không chỉ liên quan đến tái sản xuất sức lao động, mà còn tác động trực tiếp đến tính tích cực sản xuất của người lao động.

tái sản xuất của đô thi. Sự sản xuất nhà ở đô thị trực tiếp chế ước sự phát triển của các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, thiết bị xây dựng, máy móc xây dựng. Thông thường trong giá thành sản phẩm xây dựng, 70% là giá trị chuyển dịch của vật liệu, thiết bị và máy móc xây dựng, có quan hệ với sản phẩm của hơn 50 ngành công nghiệp vê vật liệu xây dựng, cơ khí, luyện kim, hoá chất. Sự phát triển nhà ở đô thị kích thích nhu cầu của dân cư đô thị đối với các loại hàng điện tử, dụng cụ gia đình, trang trí nội thất …

Hàng hoá hoá nhà ở đô thị và mở rộng nhà ở đôthị, sẽ làm cho tổng sản phẩm xã hội của đô thị tăng lên nhanh chóng, dẫn đến làm thay đổi kết cấu lưu thông hàng hoá đô thị, giảm bớt áp lực của thị trường đối với các loại hàng không thuộc về nhà ở.

- Nhà ở đô thị là điều kiện vật chất trọng yếu ảnh hưởng đến sinh hoạt xã hội và điều chỉnh quan hệ xã hội đô thị.

Vai trò của nhà ở đô thị được thể hiện thông qua số lượng, kết cấu, hình thức, kiến trúc và bố cục của nhà ở đô thị. Số lượng nhà ở đô thị không chỉ ảnh hưởng đến sự biến đổi kết cấu gia đình dân cư đô thị, kéo dài hoặc tăng nhanh quá trình phân ly của gia đình mới, mà còn ảnh hưởng đến thời kỳ kết hôn của thanh niên trong độ tuổi thích hợp, nó trở thành một vấn đề xã hội to lớn. Mức độ hợp lý của số lượng và kết cấu nhà ở đô thị ảnh hưởng đến nguyên tắc luân lý và trạng thái tâm lý của thanh niên.

Hình thức xây dựng của nhà ở đô thị còn qui định hình thức cư trú của dân cư, ảnh hưởng đến quan hệ láng giềng và giao lưu tình cảm giữa những con người. Bố cục nhà ở đô thị ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt đô thị, giao thông đô thị và tình hình sử dụng đất đô thị.

Tóm lại, nhà ở đô thị với tính cách là một loại tư liệu vật chất, vừa phục vụ cho quá trình sinh hoạt của con người, vừa phục vụ cho quá trình sản xuất xã hội; vừa có tác dụng đối với sản xuất sản phẩm vật chất, vừa có tác dụng đối với sản

phẩm tinh thần. Điều đó quyết định sự phát triển của nhà ở đô thị cần phải phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị, chỉ có như vậy mới có thể thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng bền vững của kinh tế xã hội đô thị.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm nhà ở của Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w