Bi kịch tha hóa

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm THPT21 73 (Trang 30 - 31)

Cuộc sống hiện thời đẩy mọi thế hệ chúng ta luôn phải cọ xát mạnh hàng ngày hàng giờ trên những ranh giới của giá trị đạo đức, trên niềm tin đích thực về con người, cuộc đời. Đó vừa là cơ hội cho những ai không đánh mất nhân cách làm người, vừa là lỗ hổng cho những ai đã bị tha hóa trước ma lực của giá trị vật chất.

Trước đây trong chiến tranh, con người chỉ đơn giản là ta hay địch với những phẩm chất chung thủy, dũng cảm hay xấu xa, bỉ ổi. Đời sống thực bây giờ con người lại rất phức tạp. Người ta dễ đánh mất lương tâm của mình vì mối lợi trước mắt. Văn học hôm nay chủ yếu tìm hiểu con người tha hóa ở việc khai thác quá trình thay đổi,

biến chất trở thành “phi nhân tính”. Vì tác động nghịch cảnh, con người không đủ bản

lĩnh, ý chí để chống chọi nên dễ bị tha hóa. Không chỉ ở những “con người công dân đặc biệt” (người lính), sự tha hóa còn tìm đến gõ cửa những con người công dân phổ biến”. Các nhà văn đã không ngần ngại đưa ra ánh sáng những điều lâu nay bị giấu kín để báo động về những thang giá trị, những chuẩn mực xã hội càng lúc bấp bênh trước sự tha hóa của con người. Đó là thái độ im lặng, bất lực của Tự (Đám cưới không có giấy giá thú), là thái độ cơ hội của Trần Hới (Những mảnh đời đen trắng), là con người vừa phản văn hóa, vừa phi luân của Chính (Những thiên đường mù). Tha hóa nhân cách cũng là điều mà các nhà thơ hiện nay day dứt nhất khi suy nghĩ về thế sự, nhân sinh (Vách đá - Lê Quốc Hán, Đã có sai lầm ở đâu đó - Đinh Thị Như Thúy,

Quên lãng - Nguyễn Tấn Việt...).

Sự lỏng lẻo của các mối quan hệ, sự cực đoan trong những đòi hỏi vị kỷ của cá nhân, những áp lực của công việc, của mưu sinh… đã đẩy con người đến chỗ phân rã,

rơi vào bi kịch bị “tẩy trắng”, “biến mất” khỏi cộng đồng. Nhân vật chỉ vừa kịp chào đời đã ra đi, hoặc chỉ là những hình bóng hư ảo (những đứa con bà giáo – Những đứa trẻ chết già), hoặc biến mất không rõ nguyên nhân, không rõ tung tích (Quân – Ngồi), hoặc ngay cả cái tên cũng bị cắt dần như những con chữ bị delete trên bàn phím (Ngồi). Những chi tiết cụ thể về nhân vật hầu như không được nhận thức… Đây là một lời cảnh báo đối với tình trạng “vong bản” của con người thời hậu hiện đại.

Con người tha hóa là sự trở lại của hiện tượng đã có trong văn xuôi 1930 - 1945, đánh dấu sự gắn bó với đời sống vật chất và tinh thần của con người đương đại, tạo nên một diện mạo phản ánh sôi nổi của văn xuôi.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm THPT21 73 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)