Sự phân hóa về các xu hướng ngôn ngữ

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm THPT21 73 (Trang 38 - 39)

Chính sự đa dạng về tư duy nghệ thuật và sự phong phú về giọng điệu đã khiến cho ngôn ngữ thơ có sự phân hoá và phân cực về cả bề nổi và về cả tầng sâu.

Lớp từ sinh hoạt đời thường xuất hiện nhiều, góp phần phá bỏ tính trang nhã,

ước lệ bộc lộ một cái nhìn hiện thực hóa đối với đời sống. Các nhà thơ không e ngại trong việc dùng từ, miễn là gây được ấn tượng và miêu tả được cảm giác của mình. Do đó, các chi tiết đời sống hằng ngày với các chuyện li hôn, đánh vợ, tỏ tình kiểu chợ búa được đưa vào thơ một cách xô bồ, ồ ạt đến quá tải. Đến nỗi có nhà phê bình phải kêu lên: Người ta đưa cả chổi cùn rế rách vào thơ.

Ngôn ngữ giàu chất tượng trưng thường gặp trong những nhà thơ có ý hướng

cách tân, hiện đại thơ mà tiêu biểu là các cây bút như Lê Đạt, Nguyễn Quang Thiều… Ngôn ngữ tượng trưng khiến cho nghĩa thơ trở nên mờ nhòe, độ mở của hình tượng thơ được nhân lên. Màu sắc lạ hóa trong ngôn ngữ trở nên nổi bật.

Tất nhiên, không phải đến thơ ca sau 1975 thì ngôn ngữ thơ giàu chất tượng trưng mới xuất hiện. Ngay từ thời Thơ mới loại ngôn ngữ này đã xuất hiện trong thơ của nhiều người như Nguyệt Cầmcủa Xuân Diệu, Nhạc của Bích Khê, Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ… Vấn đề nằm ở chỗ, ngôn ngữ giàu chất tượng trưng trong

thơ sau 1975 mang tâm thế của một hành trình văn hóa khác: văn hóa công nghiệp và hậu công nghiệp.

Nhiều cây bút có ý thức xếp đặt ngữ âm như một trò chơi. Đó là một hình thức biểu đạt thế giới, một quan niệm của chủ thể về nghệ thuật và nhân sinh. Sự xuất hiện của loại thơ lấy thanh điệu, ngôn ngữ, cấu trúc ngôn bản như một “tiếng nói” đã góp phần tạo nên sự thú vị trong thưởng thức và sự rộng mở trong tiếp nhận nghệ thuật. Các cây bút như Hoàng Hưng, Đặng Đình Hưng, Lê Đạt, Dương Tường… là những cây bút có nhiều bài thơ tiêu biểu cho cách tổ chức trò chơi âm/ nghĩa này.

“Ngôn ngữ thân thể” trong thơ: Trong thơ ca thời trung đại, sự nhị phân thân thể với tinh thần dẫn đến đề cao ngôn ngữ tinh thần, đạo đức, thân thể con người bị hi sinh, bị chà đạp, kiêng kị, nhất là thân thể phụ nữ. Thơ hiện đại với sự xác lập không gian cá nhân, ý thức cá tính đã đổi mới ngôn ngữ thân thể trong thơ với quan niệm thành thực, những điều bí mật riêng tư cũng có thể đem ra biểu hiện. Thân thể không còn là phạm trù của phàm tục, tội lỗi phải che giấu mà được biểu hiện tự nhiên, kiêu hãnh. Thi ca đương đại là một cuộc cách mạng về ngôn ngữ thân thể, trong đó bộ phận cơ thể là phương tiện đầy ám ảnh để nhà thơ bộc lộ những suy nghiệm. Người đi tìm mặt (Hoàng Hưng), Giấc mơ của lưỡi (Phan Huyền Thư), Giấc mơ về lưỡi (Vi Thuỳ Linh), Ước phục sinh (Mai Văn Phấn), Bức thư đề ngày 25 tháng 12 (Nguyễn Quang Thiều)… đều là những hiện tượng sáng tạo như thế.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm THPT21 73 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)