Phân tích, chứng minh

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm THPT21 73 (Trang 46 - 47)

1. Trước 75: Mỗi tp chỉ có một điểm nhìn. Điểm nhìn trần thuật do người truyền phán chân lí đảm nhận. Nhà văn đồng nhất mình với chân lí nên quan hệ giữa anh ta phán chân lí đảm nhận. Nhà văn đồng nhất mình với chân lí nên quan hệ giữa anh ta với bạn đọc là quan hệ độc thoại.

2. Sau 75: Sự trần thuật từ nhiều điểm nhìn là bằng chứng quan trọng về đổi mới văn

xuôi. Mỗi điểm nhìn là một ý thức độc lập, qua đó, sự việc, con người được nhìn nhận từ nhiều chiều kích. Mối quan hệ nhà văn-độc giả chuyển từ độc thoại sang đối thoại hai chiều. Độc giả không bị áp đặt chân lí mà được quyền bình đẳng với nhà văn trong hành trình tìm kiếm chân lí.

a. Trong “Một người Hà Nội”

- Cách mạng là ngày hội với những người làm cách mạng; nhưng lại không được vui, thậm chí gây nhiều phiền nhiễu với cô Hiền, với chị vú…

- Cô Hiền có phải tư sản không? Với người cháu-người kể chuyện xưng tôi thì Hiền đích thị là tư sản rồi. Nhưng theo cô: Tao có một bộ mặt rất tư sản, một cách sống rất tư sản nhưng không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được. Để rồi cuối cùng, sau khi đã trải qua bao thăng trầm của thời cuộc, nghe, nhìn và cảm nhận, và thấu hiểu, người kể chuyện xưng tôi đã đầy cảm kích thừa nhận: cô Hiền chính là hạt bụi vàng có thể làm chói sáng đất kinh kì, một vẻ đẹp cao quý mà bình dị trong cốt tủy chứ không phải là cái lộ ra ngoài.

- Nhìn Hà Nội hôm nay:

Nhân vật tôi nhìn bằng cái nhìn đa chiều: có phủ định và có khẳng định.

Còn cô Hiền, khi nghe người cháu kể lại những gì đã chứng kiến, người phụ nữ ấy không bình luận mà nói về cây si ở đền Ngọc Sơn. Phải chăng, mượn câu chuyện về cây si, nhà văn gửi trọn niềm tin yêu vào sự vĩnh hằng của vẻ đẹp Hà Nội.

b. Trong “Chiếc thuyền ngoài xa”

- Về người đàn ông:

. Với thằng Phác: đó là người cha tàn nhẫn và để bảo về mẹ, nó sàng đánh lại

. Với Phùng và Đẩu: Đó là người đàn ông, người chồng vũ phu. Vì vậy họ khuyên người đàn bà ly hôn để giải thoát cho mình

. Với người người đàn bà: Vừa mang ơn, vừa đáng sợ, vừa không thể thiếu trong cuộc sống luôn phải đối diện với sóng gió của mình.

- Về bi kịch của người đàn bà:

. Với Phùng và Đẩu đó là cái nhìn của người ngoài cuộc: có phần chủ quan, nóng vội. . Với chính người đàn bà, bà ta nhìn bằng con mắt của người trong cuộc: thấu trải, xa xót, chấp nhận .

c. Trong “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

- Về TB, tác giả đã đặt ra cái nhìn . Của người vợ

. Của cháu . Của con dâu…

- Việc Trương Ba muốn trả lại xác anh hàng thịt:

. Trương Ba không chấp nhận sống nhờ, giả tạo chắp vá và là một tội ác khi sống lấn vào phần đời tuổi trẻ.

. Trong khi Đế Thích: ngỡ ngàng, ngạc nhiên.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm THPT21 73 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)