II. Nội dung đề tà
PHẦN III HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠ
Chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài này trong 2020 -2021, với khoảng 70 học sinh chuyên Văn và hơn 500 học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong trong năm học. Để đánh giá đề tài chúng tôi đã tiến hành điều tra sau mỗi kì, năm học.
1. Đánh giá định tính:
Kiểm chứng khả năng nhận thức vấn đề, khả năng giải quyết các tình huống có vấn đề của HS, khả năng hợp tác hứng thú với vấn đề.
+ Căn cứ vào không khí giờ học: say sưa, chú ý khi được tìm hiểu vấn đề
+ Căn cứ vào phản ứng của HS trước các lý thuyết về đề và dàn ý: HS tỏ ra phấn khởi hào hứng
+ Căn cứ vào mức độ tư duy của HS: nhận biết được vấn đề nghị luận, hăng hái tham gia trao đổi, tranh luận
+ Căn cứ vào dung lượng kiến thức được chuyển tải trong dàn ý, bài viết: phong phú, có chiều sâu.
+ Căn cứ vào việc HS biết nêu những thắc mắc hoặc những đề nghị trước những vấn đề nghị luận
- Ý tưởng tổ chức dạy học:
+ Dạy cho HS cách học, rèn kỹ năng (nghe, nói, viết).
+ Sáng tạo mỗi đơn vị kiến thức đều có hoạt động luyện tập, tìm tòi mở rộng, đặc biệt là viết bài hoàn chỉnh.
+ HS đặt câu hỏi (thắc mắc, băn khoăn của HS). GV kiểm tra đánh giá qua năng lực bài viết của HS.
+ Có thể chuyển hoạt động hỏi cho HS; HS ra đề. 2. Đánh giá định lượng:
- Kiểm tra để đánh giá chất lượng học tập của HS: Qua việc chuẩn bị bài, hoạt động trên lớp, ôn tập tự học và kiểm tra.
- Mức độ hoàn thành công việc được giao.
- Khả năng vận dụng những tri thức đã học vào việc phát hiện cũng như giải quyết các đề bài cụ thể.
- Khả năng tổng hợp, khái quát kiến thức hay ý kiến riêng về một đề bài cụ thể.
- Các tiêu chí trên được cụ thể hóa vào các đề thi, có biểu điểm/thang đo/tiêu chí cụ thể làm chuẩn đánh giá.
KẾT LUẬN
Quan niệm nghệ thuật về con người không phải là vấn đề mới, nhưng rõ ràng là vấn đề thực sự có ý nghĩa trong việc tiếp nhận cũng như trong sáng tác văn chương.
Với người nghệ sĩ, đó vừa là kim chỉ nam có tính định hướng, vừa là không gian để họ thỏa thuê khám phá và sáng tạo.
Với người tiếp nhận, nó đóng vai trò như chiếc chìa khóa vàng để mở ra và giải mã được giá trị thực sự của mỗi tác phẩm cũng như của cả một nền văn học. Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học 1945 đến nay, chúng ta càng thấy rõ hơn giá trị to lớn của nền văn học dân tộc trong từng thời điểm lịch sử cụ thể, thấy rõ hơn những chuyển mình lớn lao để văn học thực sự là nhân học, cho con người, vì con người.