Kinh nghiệm của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 51)

Phù Ninh là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì 15 km. Phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang; Phía Đông giáp huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc; Phía Tây giáp huyện Thanh Ba và thị xã Phú Thọ; Phía Nam giáp huyện Lâm Thao và thành phố Việt Trì. Kinh tế huyện Phù Ninh khá phát triển, đã tạo động lực thúc đẩy văn hóa - xã hội, góp phần nâng cao chất lƣợng đời sống nhân dân. Quy mô, mạng lƣới trƣờng, lớp tiếp tục đƣợc tăng cƣờng và từng bƣớc thực hiện xã hội hóa, đáp ứng nhu cầu học

42

tập của nhân dân. Toàn huyện có 23 trƣờng học đạt chuẩn quốc gia trên tổng số 64 trƣờng học trên địa bàn. Các nhiệm vụ giáo dục đƣợc hoàn thành, chất lƣợng giáo dục tiếp tục đƣợc nâng lên. Là một huyện miền núi, để giáo dục có đƣợc những bƣớc tiến vƣợt bậc, công tác quản lý, xây dựng đội ngũ nhà giáo luôn đƣợc ngành giáo dục quan tâm đúng mức.

Thứ nhất: Triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cấp trên về GD&ĐT. Đảm bảo tổ chức và thực hiện đúng việc thực hiện chƣơng trình giáo dục THCS theo qui định.

Thứ hai: Tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên học tập các văn bản nhà nƣớc, chuyên môn đầu mỗi năm học nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học theo mục tiêu đề ra của ngành giáo dục

Thứ ba: Tổ chức bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho giáo viên theo qui định của Bộ GD&ĐT

Thứ tƣ: Huy động tối đa các nguồn lực để phát triển giáo dục cũng nhƣ các nguồn lực phát triển giáo viên thông qua nguồn ngân sách nhà nƣớc, phụ huynh học sinh, các ban ngành đoàn thể, các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện, tạo điều kiện vật chất để phát triển cơ sở vật chất cho giáo dục THCS và nguồn lực phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS.

Thứ năm: Đánh giá cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên THCS theo chuẩn giáo viên THCS, thực hiện tốt chế độ thi đua khen thƣởng đảm bảo khách quan, công bằng, tạo động lực làm việc cho giáo viên cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)