Phƣơng hƣớng phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 87 - 90)

3.1.1. Phƣơng hƣớng phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở ở Việt Nam cơ sở ở Việt Nam

Nguồn nhân lực giáo viên và cán bộ quản lý có vai trò quan trọng và quyết định đến thành công của sự nghiệp giáo dục. Do đó, Đảng và Nhà nƣớc đã rất quan tâm xây dựng đội ngũ này. Trong giai đoạn hiện nay, sự nghiệp đổi mới giáo dục đi vào chiều sâu, các cấp đã ban hành những văn bản quan trọng về lĩnh vực này.

Ngày 27 tháng 8 năm 2001, Thủ tƣớng Chính phủ có Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đó nêu rõ “ Điều chỉnh, sắp xếp và tuyển dụng mới để xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu”

Ngày 15 tháng 6 năm 2004, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã nhấn mạnh: “Phải tăng cƣờng xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện” với mục tiêu: “ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đƣợc chuẩn hóa, đảm bảo về chất lƣợng, đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lƣơng tâm tay nghề nhà giáo”

79

Điều 15 Luật Giáo dục 2005 khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lƣợng giáo dục”

Ngày 08 tháng 9 năm 2006, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành chỉ thị số 33/2006/CT-TTg triển khai cuộc vận động: chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục và cuộc vận động: “Hai không” của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với 4 nội dung trọng tâm: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp.

Ngày 29 tháng 12 năm 2011, Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020 chỉ rõ: Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục đến năm 2020 nhằm “xác định đƣợc nhu cầu về số lƣợng, cơ cấu và trình độ nhân lực của ngành, góp phần đảm bảo lực lƣợng để tiến hành công cuộc đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục nƣớc nhà góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020”

Ngày 13 tháng 06 năm 2012, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 711/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011-2020 với mục tiêu “Đến năm 2020, nền giáo dục nƣớc ta đƣợc đổi mới căn bản và toàn diện theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” và đƣa ra giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục “ Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tƣ cách của đội ngũ nhà giáo để làm gƣơng cho học sinh, sinh viên”. Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI ngày 04 tháng 11 năm 2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế” đã đề ra giải pháp phát triển đội ngũ

80

nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT. Theo đó phải tiến hành quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo yêu cầu nâng cao chất lƣợng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp. Có chế độ ƣu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; việc tuyển chọn, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh phải dựa trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác; có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công tác khác hoặc kiên quyết đƣa ra khỏi ngành những ngƣời không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; khuyến khích nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trƣớc yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nƣớc, quan điểm của Đảng đã chỉ rõ

Thứ nhất: Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về giáo dục

Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục. Đổi mới căn bản chính sách sử dụng cán bộ theo hƣớng coi trọng năng lực thực tế. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác quản lý, chú trọng quản lý chất lƣợng giáo dục. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục.

Thứ hai: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.

Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn và sử dụng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Nhà nƣớc cần thực hiện tốt hơn chính sách ƣu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về vật chất và tinh thần để thu hút những ngƣời giỏi làm công tác giáo dục.

81

Thứ ba: Tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ vè phương pháp giáo dục.

Rà soát lại toàn bộ chƣơng trình và sách giáo khoa phổ thông, khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nặng về thực hành, chƣa khuyến khích đúc mức tính sáng tạo của ngƣời học; chuẩn bị xây dựng và triển khai thực hiện bộ chƣơng trình giáo dục phổ thông mới, theo hƣớng hiện đại, phù hợp và có hiệu quả.

Tiếp tục đổi mới phƣơng pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều. Phát huy phƣơng pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm phần lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, gắn bó chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học, sản xuất và đời sống.

Thứ tư: Tăng cường nguồn lực cho giáo dục

Tăng đầu tƣ nhà nƣớc cho giáo dục – đào tạo; ƣu tiên các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, khắc phục tình trạng bình quân, dàn trải. Không ngừng đầu tƣ xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục. Thực hiện tốt chủ trƣơng xây dựng ký túc xá và nhà công vụ cho giáo viên ở vùng khó khăn. Hoàn thiện và bổ sung cơ chế chính sáchđối với trƣờng ngoài công lập.

Thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục. Nhà nƣớc có chính sách huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục – đào tạo, khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tích cực tham gia các hoạt động phát triển giáo dục. Xây dựng cơ chế quản lý, giám sát mọi nguồn đầu tƣ cho giáo dục.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)