Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 56 - 57)

Với nhiều thuận tiện về giao thông, Thanh Sơn có thế mạnh trong giao lƣu, thông thƣơng với các huyện lân cận và các tỉnh khác tạo ra những tiềm năng cho phát triển thị trƣờng, giao lƣu hàng hóa giữa các khu vực. Tuy nhiên do đặc điểm về địa hình chủ yếu là đồi núi nên huyện Thanh Sơn có cơ cấu kinh tế nông, lâm đa dạng. Trong đó, Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 42,6 %; dịch vụ thƣơng mại: 35,3%; công nghiệp xây dựng: 22,1%. Tổng sản lƣợng lƣơng thực năm 2015 đạt 50,4 nghìn tấn, thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 21,3%, thu nhập bình quân đầu ngƣời 19 triệu đồng/ngƣời/năm.

Là huyện miền núi, có diện tích rộng và địa hình phức tạp, nên kinh tế huyện Thanh Sơn phát triển không đồng đều. Thị trấn Thanh Sơn và các xã lân cân có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế nhờ địa hình bằng phẳng và có nhiều tuyến đƣờng đi qua. Tuy nhiên, các xã miền núi cách xa trung tâm huyện nhƣ Đông Cửu, Khả Cửu, Thƣợng Cửu còn gặp nhiều khó khăn do đƣờng xá xa xôi, địa hình đồi núi, kinh tế còn kém phát triển.

Mức sống và khả năng tích luỹ của một bộ phận lớn ngƣời dân còn thấp, đặc biệt là đời sống của bà con dân tộc, tỷ lệ hộ đói nghèo còn 18,5% theo tiêu chí mới. Thu nhập bình quân đầu ngƣời còn thấp. Hạ tầng cơ sở chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của việc phát triển kinh tế - xã hội, thƣơng mại dịch vụ chủ yếu buôn bán nhỏ. Nguồn đầu tƣ cơ sở vật chất cho các trƣờng học, các cơ sở giáo dục từ ngân sách

48

địa phƣơng còn hạn hẹp, chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay; nhân dân, phụ huynh có đời sống kinh tế còn khó khăn, thu nhập thấp, phần nào hạn chế đến việc đầu tƣ cho con em đến trƣờng học tập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)