Thanh tra, kiểm tra, đánh giá nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 104 - 107)

học cơ sở

Kiểm tra, đánh giá giúp các nhà quản lý có những thông tin phản hồi để hoàn thành các quy định quản lý và là cơ sở để điều chỉnh các hoạt động quản lý theo đúng kế hoạch, mục tiêu đề ra. Kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá đúng năng lực của giáo viên, phát hiện những lệch lạc, thiếu sót để điều chỉnh, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

96

Công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên thể hiện ở các nội dung sau: - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên

+ Trình độ nắm vững kiến thức, nội dung dạy học + Trình độ vận dụng các phƣơng pháp giảng dạy - Thực hiện quy chế chuyên môn

+ Thực hiện chƣơng trình, kế hoạch, nội dung giáo dục theo quy định + Thực hiện các công viêc soạn, giảng, kiểm tra, đánh giá học sinh + Đảm bảo các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định: học bạ, sổ đầu bài, sổ dự giờ, sổ điểm, sổ sử dụng thiết bị.

- Kết quả giảng dạy, giáo dục: Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh thông qua các kỳ kiểm tra, đánh giá học sinh.

- Thực hiện các công tác giáo dục khác: Thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, công tác kiêm nhiệm, công tác xã hội.

Để tiến hành kiểm tra, đánh giá có hiệu quả, nhà quản lý cần thực hiện tốt các bƣớc sau:

Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch thực hiện

Căn cứ vào hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học của các trƣờng học, tình hình nguồn nhân lực giáo viên, kết quả kiểm tra, đánh giá giáo viên các năm học trƣớc. Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho cả năm học, căn cứ vào kế hoạch của Phòng GD&ĐT, hiệu trƣởng các trƣờng xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ tại đơn vị trƣờng. Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra cần tiến hành nhƣ sau:

- Đầu năm học, nhà trƣờng tổ chức học tập quy chế chuyên môn và các quy định kiểm tra, đánh giá giáo viên về mục đích, nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá.

97

- Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đánh giá phải công khai, bám sát nội dung nhiệm vụ năm học, cụ thể về thời gian, đối tƣợng, hình thức gọn nhẹ, không gây nhiều áp lực cho giáo viên và đạt đƣợc hiệu quả cao.

-Ngoài kế hoạch thanh tra, kiểm tra định ký, cần chủ động phân công thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất.

Thứ hai: Tổ chức thực hiện

Phòng GD&ĐT chỉ đạo các tổ chuyên môn tham mƣu và tổ chức xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra các trƣờng học. Kết quả kiểm tra phải đảm bảo tính công bằng, khách quan, toàn diện, công bằng và phải đƣợc công khai trong cuộc họp Hội nghị hiệu trƣởng hàng tháng.

Hiệu trƣởng chỉ đạo các thành viên tổ chức thực hiện kiểm tra tại đơn vị trƣờng. Công tác kiểm tra nội bộ cũng cần đảm bảo tính khách quan, công bằng, toàn diện. Là cơ sở để giáo viên hoàn thiện bản thân, nâng cao năng lực công tác, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục tại đơn vị trƣờng.

Tùy vào nội dung kiểm tra mà Phòng GD&ĐT hoặc Hiệu trƣởng các trƣờng THCS có thể tiến hành theo các bƣớc sau:

- Kiểm tra toàn diện giáo viên.

+ Kiểm tra năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên: Thông qua dự giờ, đánh giá hoạt động của học sinh.

+ Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: Kiểm tra việc thực hiện chƣơng trình, các quy định của nhà trƣờng.

+ Kiển tra kết quả giáo dục: Kiểm tra chất lƣợng của học sinh.

+ Các hoạt động khác: Chủ nhiệm, công tác Đoàn, phụ trách Đội, công tác tự bồi dƣỡng.

- Kiểm tra giờ dạy của giáo viên:

+ Kiểm tra hồ sơ giảng dạy của giáo viên: Kiểm tra bài soạn, công tác chuẩn bị thiết bị, phƣơng tiện dạy học.

98

+ Kiểm tra việc giảng dạy trên lớp: Phƣơng pháp giảng dạy, kỹ năng truyền đạt kiến thức cho học sinh.

+ Kiểm tra kết quả nhận thức của học sinh: Có thể khảo sát nhanh kết quả nhận thức của học sinh sau giờ dự.

- Kiển tra hoạt động của tổ chuyên môn

+ Kiểm tra công tác quản lý, điều hành các thành viên trong tổ của tổ trƣởng

+ Kiểm tra hồ sơ tổ: Kế hoạch hoạt động tổ, các biên bản kiểm tra, đánh giá GV, các chuyên đề.

+ Kiểm tra nền nếp chuyên môn, chất lƣợng dạy - học của tổ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)