Huyện Lâm Thao cách thành phố Việt Trì khoảng 10 km. Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì; phía Đông giáp thành phố Việt Trì, phía Đông giáp huyện Tam Nông và huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội; phía Tây giáp huyện Tam Nông và thị xã Phú Thọ. Huyện có hệ thống giao
43
thông khá thuận lợi, có Quốc lộ 32C và nhiều tuyến Tỉnh lộ, huyện lộ chạy qua, là cửa ngõ giữa miền núi và vùng đồng bằng, đồng thời là cửa ngõ quan trọng giữa thành phố Việt Trì và các tỉnh phía Bắc, có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giao lƣu văn hóa, khoa học công nghệ giữa các địa phƣơng trong và ngoài tỉnh. Giáo dục Lâm Thao là một trong những đơn vị dẫn đầu tỉnh về mọi mặt, trong đó có chất lƣợng giáo dục và chất lƣợng nguồn nhân lực giáo viên. Để đạt đƣợc kết quả đó, huyện Lâm Thao đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực giáo viên nhƣ sau:
Thứ nhất: Tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc về nguồn nhân lực giáo viên, tăng cƣờng quản lý chặt chẽ việc thực hiện chƣơng trình, nội dung, chất lƣợng giáo dục đối với nguồn nhân lực giáo viên.
Thứ hai: Đổi mới công tác tuyển dụng nguồn nhân lực giáo viên. Có chính sách ƣu tiên đối với giáo viên có trình độ đào tao đại học trở lên, nhằm thu hút đƣợc các giáo viên có trình độ về làm công tác giảng dạy tại các trƣờng THCS trên địa bàn huyện.
Thứ ba: Tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn vào đầu năm học nhằm đẩy mạnh thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
Thứ tƣ: Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thi giáo viên giỏi, các cuộc giao lƣu cụm, nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy của giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên tăng cƣờng trao đổi, tích lũy kinh nghiệm giảng dạy.
Thứ năm: Thực hiện nghiêm túc, khách quan, công bằng các chính sách về thi đua, khen thƣởng, tạo động lực tốt cho giáo viên cống hiến cho công tác giáo dục.