Sử dụng nguồn nhân lực giáo viên THCS

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 72 - 75)

Bố trí giáo viên các trường THCS

Tại các trƣờng THCS trên địa bàn huyện, hầu hết các giáo viên đƣợc phân công đúng chuyên môn theo chuyên ngành đào tạo, phát huy đƣợc tinh

64

thần làm việc, cống hiến và phấn đấu của nguồn nhân lực giáo viên. Tuy nhiên, chƣa đồng bộ về cơ cấu và do đặc điểm đào tạo của giáo viên THCS theo hai chuyên ngành, nên vẫn phân công giáo viên dạy chuyên ngành phụ, điều này phần nào ảnh hƣởng đến chất lƣợng giảng dạy và chất lƣợng giáo dục ở mỗi nhà trƣờng.

Điều động, luân chuyển nguồn nhân lực giáo viên THCS

Hàng năm Phòng GD&ĐT đã tham mƣu cho UBND huyện thực hiện công tác điều động, luân chuyển giáo viên THCS vào đầu mỗi năm học, nhằm thực hiện chế độ chính sách Nhà nƣớc đối với cán bộ giáo viên công tác lâu năm ở các xã miền núi, vùng khó khăn đƣợc điều động, luân chuyển về thị trấn và các xã thuận lợi; đảm bảo ổn định về quy mô, số lƣợng, chất lƣợng nguồn nhân lực giáo viên THCS trên địa bàn huyện, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục toàn diện, đồng đều trên toàn huyện.

Công tác điều động, luân chuyển giáo viên THCS đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định hoặc trên cơ sở nguyện vong của cán bộ, giáo viên.

Bổ nhiệm nguồn nhân lực giáo viên THCS

Phòng GD&ĐT chú trọng và triển khai thực hiện tốt công tác dự nguồn, dựa theo các tiêu chí có năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, có uy tín, thâm niên công tác, đã xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ nguồn có năng lực để đề bạt vào các chức danh quản lý trong thời gian tiếp theo.

Công tác đề bạt, bổ nhiệm đã theo đúng quy trình, lựa chọn đƣợc những ngƣời có năng lực vào các chức danh quản lý, lãnh đạo các nhà trƣờng.

2.3.5. Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ của nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở giáo viên trung học cơ sở

Trƣớc những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, sự đổi mới về chƣơng trình và phƣơng pháp dạy học, cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng giáo

65

dục ở mỗi trƣờng học và thực trạng về năng lực chuyên môn của nguồn nhân lực giáo viên THCS trên địa bàn huyện, công tác đào tạo, bồi dƣỡng phải đƣợc chú trọng và đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục.

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc tiến hành một cách có kế hoạch, khoa học, có nội dung cụ thể sát với yêu cầu, với những hình thức phù hợp, đúng đối tƣợng và đầu tƣ có hiệu quả. Có nhƣ vậy mới nâng cao đƣợc năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, trình độ lý luận chính trị cho nguồn nhân lực giáo viên THCS.

Đào tạo nguồn nhân lực giáo viên THCS

Phòng GD&ĐT phối hợp với các trƣờng THCS trên địa bàn huyện xem xét cử một số giáo viên đi học nâng cao trình độ theo diện chế độ nhà nƣớc hoặc tự túc kinh phí đào tạo.

Bồi dưỡng nguồn nhân lực giáo viên THCS

- Trong công tác bồi dƣỡng phẩm chất chính trị, đạo đức cho nguồn nhân lực giáo viên THCS, Phòng GD&ĐT đã phối hợp với các trƣờng THCS trên địa bàn huyện, rà soát, cử giáo viên đi học các lớp trung cấp chính trị tại trƣờng chính trị tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra Phòng GD&ĐT còn thực hiện công tác bồi dƣỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho nguồn nhân lực thông qua các cuộc vận động lớn trong ngành, nhƣ cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gƣơng đạo đức, tự học và sáng tạo”; phổ biến các đƣờng lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện; phổ biến học tập những quy địnhvề phẩm chất đạo đức nhà giáo; nêu những tấm gƣơng sáng, những tấm gƣơng điển hình về phẩm chất đạo đức trong ngành.

Tuy nhiên, công tác bồi dƣỡng phẩm chất đạo đức cho nguồn nhân lực chƣa thực sự đạt hiệu quả cao, vẫn theo phong trào,công tác bồi dƣỡng phẩm

66

chất đạo đức chƣa đƣợc các cán bộ quản lý và giáo viên chú trọng bằng công tác bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ.

- Trong công tác bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực đƣợc Phòng GD&ĐT quan tâm đặc biệt, bởi đây là nội dung cơ bản trong công tác quản lý bồi dƣỡng nguồn nhân lực. Thực tế cho thấy có những giáo viên có trình độ chuyên môn rất vững, nhƣng phƣơng pháp sƣ phạm, khả năng truyền thụ kiến thức cho học sinh còn hạn chế, tổ chức lớp thiếu bài bản, thiếu khoa học; khả năng giáo tiếp ứng xử với học sinh, với phụ huynh học sinh còn hạn chế; chƣa nắm bắt đầy đủ kiến thức về kinh tế - xã hội ở địa phƣơng công tác để liên hệ thực tiễn làm phong phú thêm bài giảng.

Ngoài ra, công tác bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ còn đƣợc Phòng GD&ĐT chỉ đạo thực hiện thông qua hoạt động của tổ chuyên môn, tự bồi dƣỡng hoặc bồi dƣỡng tập trung theo chƣơng trình bồi dƣỡng thƣờng xuyên của Bộ GD&ĐT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)