Nội dung tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở bộ nội vụ hiện nay (Trang 30 - 41)

Để xác định nội dung tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý, trước hết cần xác định chủ thể và đối tượng của hoạt động tạo nguồn này. Về chủ thể tạo nguồn, xuất phát từ quan điểm của Đảng đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ thành nhiệm vụ có tính chiến lược trong toàn bộ công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở quy hoạch, có kế hoạch tạo nguồn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, tạo điều kiện để cán bộ nữ cống hiến và trưởng thành, từđó xác định chủ thể tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước là cấp ủy, tổ chức Đảng và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Những chủ thể này lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các khâu từ quy hoạch, đến xây dựng kế hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, điều động, luân chuyển đối với nữ công chức, viên chức, nữ trong diện quy hoạch và nữ công chức lãnh đạo, quản lý theo thẩm quyền. V đối tượng tạo nguồn, theo nghiên cứu của nhiều tác giả, đồng thời xuất phát từ thực tiễn công tác tổ chức cán bộ, có thể thấy tạo nguồn công chức lãnh đạo, quản lý nói chung gồm hai loại cơ bản, đó là tạo nguồn gần và tạo nguồn xa. Trong đó, tạo nguồn gần là tạo lực lượng những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sẵn sàng ngay cho việc bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý; tạo nguồn xa là tạo ra lực lượng những người có triển vọng đủ điều kiện, tiêu chuẩn cho việc bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị. Trong khuôn khổ phạm vi của Luận văn này, chỉ nghiên cứu đối tượng tạo nguồn là nữ công chức, viên chức tại cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước (không đề cập đến nguồn từ tuyển dụng), gồm cả những người đã

25

đủ điều kiện, tiêu chuẩn và những người có triển vọng đủ điều kiện, tiêu chuẩn cho việc bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý.

Như đã phân tích tại các nội dung trước, tạo nguồn cán bộ quản lý là một khâu trong công tác cán bộ của Đảng; bao gồm hệ thống các công việc và các biện pháp, cách thức thực hiện, hướng đến đối tượng tạo nguồn nhất định, vì mục tiêu là xây dựng đội ngũ nguồn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, điều kiện, tiêu chuẩn và sẵn sàng để bổ nhiệm các vị trí, chức danh lãnh đạo, quản lý

cho cơ quan, tổ chức trong những giai đoạn nhất định. Toàn bộ những công

việc và biện pháp, cách thức đó tạo thành nội dung và phương thức tạo nguồn cán bộ. Xác định đầy đủ các nội dung, phương thức tạo nguồn có ý nghĩa quan trọng trong định hướng mục tiêu, xây dựng và thực hiện kế hoạch tạo nguồn hợp lý, trong đó có tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý.

Trong điều kiện cụ thể về thể chế và phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước ở nước ta hiện nay, tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý chủ yếu gồm các công việc là xác định mục tiêu tạo nguồn; phát hiện, rèn luyện nguồn; quy hoạch, bố trí vào các vị trí lãnh đạo, quản lý; luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm trình độ các mặt; thực hiện các chính sách ưu đãi tạo nguồn và các chính sách đặc thù tính đến yếu tố giới để bảo đảm bình đẳng giới trong công tác cán bộ; với mục tiêu là tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý có năng lực, phẩm chất tốt, đáp ứng đủđiều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, đồng thời bảo đảm thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị theo chủtrương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.

Từ quan điểm, chủ trương, quy định của Đảng, Nhà nước về công tác

cán bộ và thực tiễn tạo nguồn cán bộ tại nước ta trong thời gian qua, có thể xác định những nội dung tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý chủ yếu như sau:

26

Một là, cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý

Cụ thể hóa tiêu chuẩn công chức lãnh đạo, quản lý là nội dung quan trọng trong việc tạo nguồn công chức lãnh đạo, quản lý nói chung và tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý nói riêng. Nội dung này liên quan mật thiết, chi phối và là tiền đề để tiến hành các nội dung khác đạt kết quả.

Tiêu chuẩn công chức lãnh đạo, quản lý được cụ thể hóa là hệ thống các tiêu chuẩn cụ thể về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng thuyết phục, tập hợp công chức, viên chức dưới quyền và các đối tượng bị quản lý theo thẩm quyền; năng lực tổ chức thực hiện, ý thức tổ chức kỷ luật, phong cách làm việc, sức

khỏe … bảo đảm cho công chức lãnh đạo, quản lý đó hoàn thành chức trách,

nhiệm vụ được giao. Có thể nói, tiêu chuẩn công chức lãnh đạo, quản lý là căn cứđể xây dựng quy hoạch nữ công chức lãnh đạo, quản lý; là cơ sở, định hướng quan trọng cho việc tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước; là mục tiêu phấn đấu của nữ công

chức lãnh đạo, quản lý đương chức để bảo đảm tiêu chuẩn và hoàn thành tốt

nhiệm vụđược giao; là mục tiêu phấn đấu của nữ công chức, viên chức trong diện quy hoạch để được bố trí và là định hướng quan trọng để nữ công chức, viên chức khác tích cực rèn luyện, phấn đấu đểđược vào quy hoạch.

Hai là, xác định tỷ lệ, cơ cấu nữ công chức lãnh đạo, quản lý và tỷ lệ nữ trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý

Xác định tỷ lệ, cơ cấu nữ công chức lãnh đạo, quản lý và tỷ lệ nữ trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị là một nội dung không thể thiếu của công tác tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý,

có ý nghĩa định hướng, thúc đẩy cho hoạt động tạo nguồn.

Cơ cấu đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, đơn vị nói

27

địa bàn, cơ cấu tôn giáo, cơ cấu dân tộc, cơ cấu giới tính… Đểcó định hướng

cho việc tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý, các cơ quan, đơn vị cần chú ý thỏa đáng đến việc xác định cơ cấu giới tính, tức là cơ cấu nữ lãnh đạo, quản lý trong tổng thể cơ cấu đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị; xác định rõ tỷ lệ nữ công chức lãnh đạo, quản lý trong tổng thể

đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý của cơ quan, đơn vị; đồng thời xác định

cụ thể tỷ lệ nữ trong quy hoạch để có cơ sở thực hiện. Cơ cấu này được xác định trong kế hoạch, chiến lược về công tác cán bộ và trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị trong từng giai đoạn.

Việc xây dựng cơ cấu nữ công chức lãnh đạo, quản lý có thể đặt ra tỷ lệ cứng căn cứ trên các chỉ tiêu, mục tiêu tăng cường phụ nữ tham chính mà

Đảng ta đã xác định; tuy nhiên, cũng có thể căn cứ tình hình cụ thể về nguồn

cán bộ nữ kế tiếp đểxác định hợp lý.

Ba là, quy hoạch nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý

Theo quan điểm chung nhất, “quy hoạch là việc lập kế hoạch dài hạn

căn cứ vào các phép tắc, quy chế và quy cách đã có” [57, tr.1380]. Cụm từ

“quy hoạch cán bộ” xuất hiện ởnước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

và được dùng nhiều trong công tác cán bộ của Đảng từ thời kỳ đổi mới đến nay. Hiện tại, quy hoạch cán bộ đã trở thành một thuận ngữ chuyên ngành trong công tác tổ chức cán bộ của Đảng và trong môn khoa học tổ chức được hình thành dưa trên sự tổng kết thực tiễn công tác này.

Đảng ta đã xác định quy hoạch cán bộ là một công việc cơ bản trong

công tác cán bộ, thuộc trách nhiệm của chủ thể lãnh đạo, trước hết là tập thể cấp ủy và cá nhân người đứng đầu tổ chức, nhằm chủđộng tạo nguồn nhân sự trẻ, tập hợp được nhiều nhân tài; làm cơ sở cho việc đào tạo, bố trí và phát triển đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị bảo đảm về số lượng và chất lượng, có cơ cấu hợp lý và sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thể hệ. Thực

28

chất của quy hoạch cán bộ là tạo nguồn cán bộ, là phát hiện, bồi dưỡng nhân tài trong Đảng và ngoài Đảng, là tạo ra những điều kiện, cơ hội để cán bộ

phấn đấu, trưởng thành, trở thành những người đi tiên phong trong sự nghiệp

cách mạng của dân tộc. Mục đích của công tác quy hoạch nhằm tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển của đội ngũ lãnh đạo, quản lý trên cơ sở giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị; mặt khác, quy hoạch cán bộ để chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ đồi dào làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với ý nghĩa như vậy, quy hoạch cán bộ là nền tảng, mang tính chiến lược của công tác cán bộ, trong đó có công tác cán bộ nữ.

Quy hoạch nữ công chức lãnh đạo, quản lý là nội dung rất quan trọng có tính quyết định thắng lợi của việc tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước; nhằm tạo cơ hội cho nữ công chức, viên chức được trong quy hoạch khi có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định; là cơ sở, căn cứ để thực hiện các nội dung khác của tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý, bao gồm đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, điều động, luân chuyển đối với cán bộ nữ.

Các cấp uỷ Đảng có trách nhiệm lãnh đạo xây dựng quy hoạch toàn diện đội ngũ cán bộ nữ; phải đặt đặt quy hoạch nữ công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch tổng thể về cán bộ lãnh đạo, quản lý của cơ quan, đơn vị. Công tác quy hoạch cần được triển khai đồng bộ ở tất cả các cấp, các ngành,

29

phát huy dân chủ, làm từng bước, chặt chẽ, đúng nguyên tắc, ưu tiên những ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị mà ở đó tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý còn thấp; gắn quy hoạch với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, điều động, luân chuyển và đề bạt cán bộ nữtrên cơ sở phát huy thế mạnh, ưu điểm và phù hợp với đặc điểm riêng của cán bộ nữ; đồng thời phải phải được rà soát, bổ sung và điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với đặc điểm tình hình của nữ công chức lãnh đạo, quản lý và nguồn nữ tại cơ quan, đơn vị.

Bốn là, đào tạo, bồi dưỡng nữ công chức, viên chức, nữ công chức, viên chức trong diện quy hoạch và nữ công chức lãnh đạo, quản lý

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Việt Nam đã

đặt vấn đềđổi mới công tác tổ chức cán bộvà coi đó là khâu quan trọng trong tiến trình đổi mới đất nước. Chiến lược chỉ ra rằng muốn có đội ngũ lãnh đạo, quản lý vững mạnh, phát triển nang tầm thời đại cần phải chú ý thường xuyên

đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh

đạo, quản lý với mục tiêu trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ; có trình độ quản lý, có tư cách đạo đức tốt để nâng cao hiệu quả quản lý của bộmáy Nhà nước. Định hướng

cơ bản trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước là đào tạo theo

tiêu chuẩn từng ngạch công chức và từng chức danh lãnh đạo, quản lý.

Như vậy, đào tạo, bồi dưỡng cũng là một nội dung không thể thiếu trong công tác tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý giai đoạn hiện nay. Nằm trong phạm vi của việc tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng được xem xét trên cả khía cạnh đào tạo đối với nữ công chức, viên chức, nữ trong diện quy hoạch và nữ công chức lãnh đạo, quản lý, với mục tiêu trang bị những kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cần thiết; đào

30

theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý. Thực hiện tốt nội dung này, sẽ tạo ra nguồn nữ bảo đảm chất lượng, điều kiện, tiêu chuẩn để

đưa vào quy hoạch, đủ năng lực để đảm đương các vị trí lãnh đạo, quản lý

được đề bạt, bổ nhiệm.

Để tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý đạt hiệu quả, việc đào tạo, bồi dưỡng nữ công chức, viên chức và nữ công chức lãnh đạo, quản lý phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản, đó là: Đào tạo, bồi dưỡng phải dựa trên cơ sở, quan điểm, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn; phải phân loại rõ các chức danh lãnh đạo, quản lý

để có chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp; nội dung chương trình đào

tạo, bồi dưỡng phải luôn đổi mới, cải tiến, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của tiến trình đổi mới xã hội. Đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý phải coi trọng đào tạo, bổ sung những điều kiện, tiêu chuẩn, kiến thức, kỹ năng mà nữ công chức, viên chức, nữ trong quy hoạch, nữ công chức lãnh đạo, quản lý còn thiếu hụt để bảo đáp đáp ứng ngay khi cấp có thẩm quyền xem xét phương án đưa vào quy hoạch hoặc đề bạt, bổ nhiệm.

Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lãnh đạo,

giám sát việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và dài hạn đối với đội ngũ nữ của cơ quan, đơn vị đểnâng cao năng lực, từng bảo bảo đảm đủđiều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định, trong đó cần lưu ý bảo đảm kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải gắn chặt với quy hoạch và việc bố trí đội ngũ nữ.

Năm là, điều động, luân chuyển đối với nguôn nữ công chức lãnh đạo, quản lý

Điều động, luân chuyển là chủ trương của Đảng và Nhà nước để đào

31

nguồn cán bộ cho cả trước mắt và lâu dài; nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ; tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn; tạo nguồn cán bộ lâu dài cho đất nước; tăng cường cán bộ cho các lĩnh vực và địa bàn cần thiết; khắc phục tình trạng cục bộ trong công tác cán bộ, khép kín trong từng ngành, từng địa phương và từng đơn vị.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở bộ nội vụ hiện nay (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)