Giải pháp lâu dài, thực hiện thường xuyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở bộ nội vụ hiện nay (Trang 96 - 121)

3.2.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và của cán bộ, công chức, viên chức về tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý trong công tác cán bộ

Để tạo nguồn nữ công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý ở Bộ Nội vụ hiện nay đạt kết quả đồng đều, vấn đề quan trọng cần giải quyết tốt là nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, nhất là người đứng đầu cơ quan, về vai trò của phụ nữ và sự cần thiết phải tạo nguồn cán bộ nữ.

Trước hết, cần quán triệt sâu sắc vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Vai trò của phụ nữ và công tác cán bộ nữ trong sự nghiệp cách mạng và đối với việc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đã

được Đảng ta khẳng định. Các cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc

và trực thuộc Bộ cần nhận thức sâu sắc sự cần thiết xây dựng đội ngũ nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở Bộ, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi tiến trình

91

trên tất cảcác lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chính trị.

Nhận thức vai trò của nữ công chức lãnh đạo, quản lý trong điều kiện hiện nay không chỉ dừng lại ở những quan điểm chung chung mà phải thấy rõ

những khó khăn, trở ngại trong quá trình phấn đấu trưởng thành của nữ công

chức, viên chức so với nam công chức, viên chức. Quá trình phát triển, trưởng thành của nữ công chức, viên chức phải vượt qua nhiều trở ngại như: Thiên chức làm vợ, làm mẹ; đặc điểm về giới; giải quyết mâu thuật giữa sự phát triển sự nghiệp và gia đình… Nhận thức sâu sắc điều này sẽ có các chủ trương, giải pháp hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho nữ công chức, viên chức

phấn đấu, trưởng thành.

Bên cạnh đó, cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần nhận thức sâu sắc vai trò, tậm quan trọng của công tác cán bộ nữ. Phụ nữ chiếm hơn 50% dân số, chính vì vậy để phát huy vai trò của lực lương to lớn này cần phải có đội ngũ cán bộ nữ đủ tâm, đủ tài để quản lý, lãnh đạo họ; bởi chỉ có nữ lãnh đạo, quản lý mới có thể hiểu sâu sắc tâm tư, tình cảm và sự đồng cảm với phụ nữ, quan tâm tới những vấn đề của phụ nữ. Quán triệt sâu sắc và nâng cao nhận thức về những nội dung này có ý nghĩa quyết định tới công tác tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở Bộ Nội vụ hiện nay.

3.2.2.2. Hoàn thiện thể chế, chính sách về tạo nguồn cán bộ nữ

Để thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách về tạo nguồn cán bộ nữ đảm bảo mục tiêu bình đẳng giới, cần tiến hành rà soát hệ thống thể chế, chính sách hiện hành về tạo nguồn, đó là các quy định về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, nghỉ hưu…, bao gồm những quy định của Chính phủ và những quy định riêng của Bộ về công tác này; qua đó đánh giá những tác động giới cũng như đánh giá tác động của các quy định hiện hành đối với việc tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý của Bộ, cơ hội của nữ công chức, viên chức so với nam

92

công chức, viên chức. Trên cơ sở các đánh giá đó, Bộ Nội vụ đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc quyết định sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền.

Từ những phân tích về thực trạng, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý của Bộ Nội vụ, cần phải nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung những quy định sau:

Trong quy hoạch, tỷ lệ cán bộ nữ trong quy được quy định tại Hướng dẫn số 15-HD/TW ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Ban Tổ chức Trung ương. Tuy nhiên, để căn cứ thực trạng công tác quy hoạch nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý thời gian qua, cần quy định tỷ lệ nữ linh động hơn cho phù hợp với nguồn nữ của cơ quan, đơn vị. Giải pháp đưa ra là bảo đảm tỷ lệ nữ quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp không dưới 15% trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức nữ dưới 30%; còn các cơ quan, tổ chức, đơn vị có từ 30% cán bộ, công chức, viên chức nữ trở lên, đảm bảo tỷ lệ tối thiểu 30% nữ trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức quy hoạch các chức danh lãnh đạo quản lý các cấp.

Giải pháp này được đưa ra trên căn cứ phân loại tỷ lệ nữ công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại Nghị quyết 11- NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị; Điểm b Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ

quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, Quyết định số2351/QĐ-TTg

ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 –2020; căn cứ trên các hướng dẫn về tỷ lệ nữ trong quy hoạch đề ra tại Nghị quyết 11-NQ/TW và Mục tiêu 1 của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020.

93

Bên cạnh quy định về tỷ lệ nữ trong quy hoạch, cần quy định thêm về

quyền lựa chọn, ưu tiên đưa vào quy hoạch khi nữ công chức, viên chức đủ

điều kiện, tiêu chuẩn như nam công chức, viên chức trên cơ sở quy định tại Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Ban Tổ chức

Trung ương. Việc quy định ưu tiên như trên là phù hợp với các chủ trương

của Đảng và các quy định hiện hành của pháp luật trong việc thực hiện biện pháp bảo đảm bình đẳng giới đối, với mục đích tạo điều kiện, cơ hội cho nữ trong trường hợp cả nam và nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo yêu cầu ngang bằng nhau. Đây sẽ là một biện pháp thực hiện bình đẳng giới nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vịtrí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụhưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này.

Bên cạnh đó, để tạo nguồn nữ quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Thứ trưởng, cần thực hiện như quy định đối với nam về độ tuổi của nữ khi quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Thứ trưởng và tương

đương. Vì theo quy định hiện hành, chỉ đưa vào quy hoạch chức vụ cao hơn

đối với những đồng chí còn đủ tuổi bổ nhiệm trong nhiệm kỳ tới và các nhiệm kỳ tiếp theo, tuy nhiên theo Kết luận của Bộ Chính trị Nghị định số

53/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về nghỉ

hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức, thì nữ công chức giữ chức danh

Thứ trưởng và tương đương được kéo dài thời gian công tác đến 60 tuổi, bằng

độ tuổi của nam; khi đó, tuổi để đưa vào quy hoạch chức danh Thứ trưởng Bộ không thể tính theo tuổi nghỉhưu của nữ công chức, viên chức là 55 tuổi.

Trong bổ nhiệm, cần thiết phải có quy định về tỷ lệ nữ thích đáng để bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tạo nguồn cán bộ nữ. Trong thực hiện giải pháp

94

này, Bộ Nội vụ với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức, cần nghiên cứu để đề xuất cấp có thẩm quyền quy định về tỷ lệ này dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật.

Trong đào tạo, bồi dưỡng, đối chiếu những quy định tại Nghị định số

18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về đào

tạo, bồi dưỡng công chức với mục tiêu tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý nói chung và tại Bộ Nội vụ nói riêng cho thấy, cần sửa đổi quy định vềđiều kiện thời gian công tác để nữ công chức được cử đi học sau đại học từ 05 năm xuống còn từ 2 đến 3 năm; không giới hạn độ tuổi đào tạo sau đại học dưới 40 tuổi như hiện nay đối với nữ công chức để tạo cơ hội, điều kiện cho nữ được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, không bị ảnh hưởng bởi thời gian sinh con và nuôi con nhỏđể bảo đảm chất lượng nguồn nữ.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo đặc thù cho cán bộ nữ công chức lãnh đạo, quản lý, lãnh đạo và nguồn nữ trong quy hoạch; thực hiện phân cấp đào tạo, bồi dưỡng và đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp dành cho nữ công chức nói chung và nữ công chức lãnh đạo, quản lý nói riêng.

Đối với các khóa học bồi dưỡng nâng cao tiếng Anh ở nước ngoài theo Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng

ngân sách nhà nước (Đề án 165), không nên quy định độ tuổi đối với nữ công

chức lãnh đạo, quản lý và nữ trong diện quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý, vì thời gian bồi dưỡng kéo dài khoảng 3 - 6 tháng và không phải công chức nữ nào cũng có điều kiện tham gia trong độ tuổi theo quy định.

Bên cạnh đó, theo quy định hiện hành, để tham gia đào tạo, bồi dưỡng trình độ cao cấp lý luận chính trị cao cấp để đủ điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm, nữ dưới 36 tuổi cần tham gia đào tạo hệ tập trung, trong khi đó đây là giai đoạn nữ công chức, viên chức phải tập trung thực hiện thiên chức làm vợ,

95

làm mẹ, do đó ảnh hưởng tới nguồn để lựa chọn, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, cần sửa đổi quy định về độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng hoặc hình thức đào tạo, bồi dưỡng cao cấp lý luận chính trị phù hợp đối với nguồn cán bộ nữ.

Phụ nữ làm công tác lãnh đạo, quản lý cũng khác hơn so với nam giới, do mang các đặc điểm của giới tính. Vì vậy, cần xây dựng và thực hiện

chương trình đào tạo, bồi dưỡng riêng dành cho cán bộ nữ; cần bổ sung quy

định để đa dạng các hình thức đào tạo đối với nữ công chức, viên chức phù

hợp với đặc điểm giới. Đổi mới nội dung, chương trình, hình thức đào tạo phù hợp với từng đối tượng, đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại theo chức danh; đào tạo có trọng tâm, trọng điểm, chuyên sâu, toàn diện về chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, ngoại ngữ, tin học, kết hợp với đào tạo trong thực tiễn. Phải có chế độ vừa khuyến khích, vừa bắt buộc đối với việc tự học tập, nghiên cứu để bổ sung kiến thức mọi mặt của nữ công chức, viên chức và nữ công chức lãnh đạo, quản lý.

Trong điều động, luân chuyển, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo,

quản lý quy định thời gian luân chuyển nói chung từ 3 năm trở lên. Tuy nhiên,

để phù hợp với đặc điểm riêng của nữ công chức lãnh đạo, quản lý, trước mắt Chính phủ cần nghiên cứu, đề xuất để sửa đổi, bổ sung Nghị định số

24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 về tuyển dụng, sử dụng và quản

lý công chức, trong đó quy định thời gian luân chuyển đối với nữ công chức lãnh đạo, quản lý là 02 năm, khắc phục những hạn chế của công tác luân chuyển trong tạo nguồn cán bộ nữ hiện nay.

Trong thời gian tiếp theo, cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu, xây dựng và thực hiện quy định về luân chuyển nữ công chức lãnh đạo, quản lý , trong đó xác định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn, đối tượng luân chuyển, đào

96

tạo theo quy hoạch và quy trình luân chuyển để đào tạo, thử thách, tích lũy kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý để thúc đẩy quá trình tạo nguồn cán bộ nữ đạt hiệu quả.

Trong bố trí cán bộ nữ, cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các quy định về tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm đối với nữ công chức, viên chức cho phù hợp với các mục tiêu bình đẳng giới

Trong nâng ngạch công chức hành chính, yêu cầu về tiêu chuẩn ngạch công chức là một trong những điều kiện cần và đủ để nữ công chức trong quy hoạch được xem xét, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý. Theo quy định hiện hành, quy định về nâng ngạch công chức đối với nam và nữ là bình đẳng. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả cho tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý, cần có những quy định ưu tiên đối với nữ, như: Ưu tiên về thời gian giữ ngạch đối với nữ công chức được cử tham dự kỳ thi nâng ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp; trường hợp nữ và nam công chức có tổng sốđiểm bằng nhau ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng thì nữ được quyền ưu tiên trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch.

3.2.2.3. Cụ thể hóa tiêu chuẩn công chức lãnh đạo, quản lý ở Bộ Nội vụ

Cụ thể hóa tiêu chuẩn công chức lãnh đạo, quản lý là công việc quan trọng, là tiền đề, chi phối và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các nội dung khác của tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở Bộ Nội vụ.

Theo phân cấp công tác cán bộ, các bộ, ngành xây dựng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của Bộ theo thẩm quyền. Tiến hành cụ thể hóa tiêu chuẩn công chức lãnh đạo, quản lý ở Bộ Nội vụtrước hết cần bám sát vào

chủtrương, đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ; cần

dựa vào tiêu chuẩn chung của cán bộ trong giai đoạn hiện nay theo Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của Bộ Nội vụ thời kỳ đẩy mạnh công

97

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo Quyết định số1204/QĐ-BNV ngày 19

tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Đồng thời cần căn cứ những

quy định của Luật cán bộ, công chức trên cơ sở lồng ghép giới khi cụ thể hóa tiêu chuẩn từng chức danh công chức lãnh đạo, quản lý.

Trên cơ sở nhiệm vụ chính trị và đặc điểm của đội ngũ nữ công chức lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị của Bộ, Bộ cần quy định cụ thể về tiêu chuẩn đối với từng chức danh gắn với vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ chính trị của cơ quan và của từng đơn vị; chỉ đạo xây dựng mới quy định về tiêu chuẩn đối với từng chức danh công chức lãnh đạo, quản lý đã được phân cấp thẩm quyền quản lý cho các đơn vị trực thuộc Bộ.

Về lâu dài, cần nghiên cứu để xây dựng, ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn nữ công chức lãnh đạo, quản lý gắn với vị trí việc làm trên cơ sở

xác định cơ cấu nữ công chức lãnh đạo, quản lý phù hợp để làm căn cứ tổ

chức thực hiện các nội dung khác của công tác tạo nguồn cán bộ nữ, trong đó những yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được xem xét, quy định một cách hợp lý.

3.2.2.4. Xác định và thực hiện tỷ lệ, cơ cấu nữ công chức lãnh đạo,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở bộ nội vụ hiện nay (Trang 96 - 121)