Bộ chưa có quy định để cụ thể hóa tiêu chuẩn công chức lãnh đạo, quản lý đối với từng chức danh theo vị trí việc làm
Thời gian qua, những quy định về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của Bộ Nội vụ thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước tại
74
Nội vụ đã tạo cơ sở quan trọng cho công tác tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở Bộ; định hướng cho việc thực hiện nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ này.
Tuy nhiên, các quy định nêu trên mới chỉ quy định chung chung về tiêu
chuẩn các chức danh theo nhóm, gồm chức danh Thứ trưởng; các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc diện Bộ quản lý và bổ nhiệm; các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng do Bộtrưởng bổ nhiệm; mà chưa có các quy định cụ thể về tiêu chuẩn đối với từng chức danh gắn với vị trí việc làm, chưa gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; chưa có quy định về tiêu chuẩn đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý đã được phân cấp thẩm quyền cho các đơn vị trực thuộc Bộ; chưa có quy định tiêu chuẩn riêng dành cho nữ công chức lãnh đạo, quản lý phù hợp với đặc thù giới.
Từ thực tiễn của hoạt động quản lý và công tác bố trí cán bộ cho thấy, có những loại công việc, vịtrí lãnh đạo, quản lý đặc biệt phù hợp theo giới, có như vậy mới khơi dậy, phát huy, sử dụng hết tiềm năng, đặc tính giới trong thực hiện nhiệm vụ chính trị đểđạt hiệu quả cao nhất. Có những vị trí quản lý, đặc biệt khi cần sựthương thuyết, đàm phán, vận động nếu có sự tham gia của nữ lãnh đạo, quản lý sẽ giảm bớt căng thẳng và dễ thành công hơn nam giới; hoặc những vị trí giải quyết chính sách cho cán bộ, cần có sự mềm dẻo, linh hoạt, tỉ mỉ thì nữ lãnh đạo, quản lý sẽ phát huy được thế mạnh đó. Mặt khác, do nữ công chức, viên chức thường bị hạn chế hơn so với nam giới vì cùng lúc phải đảm đương nhiều vai trò, gánh vác cùng lúc công việc cơ quan và công việc gia đình, do đó hạn chế hơn về cơ hội học tập, đào tạo, bồi dưỡng, hạn chế trong trang bị đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo chức danh, tiêu chuẩn
ngạch…Do đó, việc chưa có quy định riêng về tiêu chuẩn nữ công chức lãnh
75
trí việc làm ảnh hướng đến việc định hướng cho công tác tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở Bộ Nội vụ.
Bộ chưa có quy định để xác định tỷ lệ, cơ cấu nữ công chức lãnh đạo, quản lý làm cơ sở cho công tác tạo nguồn, cho đến nay, Bộ Nội vụ mới chỉ bước đầu xác định “tăng tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý tại Bộ” tại Kế
hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm
2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chưa có quy định về tỷ lệ, cơ cấu nữ lãnh đạo, quản lý trong cơ cấu công chức lãnh đạo, quản lý tại Bộ; chưa có chủtrương hoặc quy định về tỷ lệ nữ công chức lãnh đạo, quản lý trong công tác cán bộ của Bộ.
Bên cạnh đó, chưa có chiến lược, quy hoạch cán bộ dài hạn đểxác định cơ cấu nữ công chức lãnh đạo, quản lý về độ tuổi, chuyên môn, vị trí. Điều này dẫn đến một thực trạng đã kéo dài, đó là khi đặt ra yêu cầu bổ sung lãnh đạo, quản lý thì những nữ công chức, viên chức trẻ tuổi chưa đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trong khi nữ công chức, viên chức đáp ứng đủđiều kiện, tiêu chuẩn đã quá tuổi bổ nhiệm lần đầu theo quy định; có những vị trí cần bổ sung nữ lãnh đạo, quản lý để bảo đảm tương ứng với lực lượng lao động nữ trong đơn vị hoặc đểphát huy vai trò, năng lực, sở trường của nữ tại những vị trí đó, tuy nhiên lại thiếu nguồn để đề bạt, bổ nhiệm do chưa xác định rõ cơ cấu từ trước, dẫn đến thiếu chủ động trong công tác chuẩn bị nhân sự, tạo nguồn.
Công tác quy hoạch nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý còn nhiều hạn chế, chưa đặt trong chiến lược tạo nguồn lâu dài và chưa có quy hoạch riêng dành cho cán bộ nữ
Công tác quy hoạch tại Bộ Nội vụ thời gian qua được thực hiện tương đối bài bản theo quy định của Đảng và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung
76
theo giai đoạn, nhiệm kỳ và thực hiện việc rà soát, bổ sung quy hoạch hàng năm. Tuy nhiên, Bộ chưa xây dựng và phê duyệt quy hoạch riêng đối với nguồn nữ cán bộ, công chức, viên chức vào các chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý để bảo đảm tỷ lệ theo quy định; chưa có quy định cụ thể về tỷ lệ nữ trong quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp để có thể đạt được tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý đã quy định tại Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020; công tác quy hoạch nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý chưa được đặt trong chiến lược tạo nguồn lâu dài, dẫn đến nhiều trường hợp nữ công chức, viên chức khi
được đưa vào quy hoạch chỉ quy hoạch cho một nhiệm kỳtrước mắt, khi còn
trẻ do còn chi phối bởi công việc gia đình chưa có điều kiện đểđược tham gia
đào tạo, bồi dưỡng, chưa thểđáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, đến
giai đoạn có thể tiếp tục phấn đấu công việc thì không còn trong quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý.
Bên cạnh đó, mặc dù Ban cán sự đảng Bộ đã có chủ trương và chỉ đạo sát sao thực hiện mục tiêu tỷ lệ nữ trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý của Bộ không dưới 15% theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung
ương, tuy nhiên tại một sốcơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm đúng mức
đến cán bộ nữ để đưa vào quy hoạch; việc triển khai thực hiện quy hoạch đối với nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý đã được phê duyệt tại nhiều cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộcòn chưa gắn với công tác bố trí, đào tạo, bồi dưỡng để phát triển nguồn.
Với những đặc điểm riêng của đội ngũ nữ công chức, viên chức, công tác quy hoạch của Bộcòn chưa có những ưu tiên đặc biệt đối với những lĩnh vực, đơn vị có tỷ lệ nữ còn thấp; cơ cấu nữ trong quy hoạch còn thấp so với số lượng đội ngũ nữ công chức, viên chức của Bộ; tuổi quy hoạch các chức danh
77
đẳng giới “nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức”.
Việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển đối với nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý còn nhiều hạn chế
Về đào tạo, bồi dưỡng, tỷ lệ nguồn nữ được tham gia đào tạo, bồi dưỡng còn thấp, tỷ lệ nữ tham gia đào tạo tại các trường lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước chưa đạt tỷ lệ từ 30% trở lên theo quy định tại Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị. Đến nay, Bộ vẫn chưa có chính sách riêng để hỗ trợ, khuyến khích nữ công chức, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
Ngoài ra, do tính chất riêng về lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, yêu cầu đặt ra đối với nữ công chức lãnh đạo, quản lý của Bộ là phải nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ của những lĩnh vực công tác đặc thù, như chính quyền địa phương, tổ chức – biên chế, công chức – viên chức, tiền lương, tôn
giáo…; tuy nhiên chưa có chương trình riêng đểđào tạo, bồi dưỡng về chuyên
môn, nghiệp vụ của ngành Nội vụ và cho từng chức danh lãnh đạo, quản lý theo vị trí việc làm. Bởi vậy, mặc dù được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tuy nhiên trên từng vị trí công tác, nguồn nữ này còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong lãnh đạo, quản lý, xử lý công việc. Bên cạnh đó, số lượng lớp đào tạo, bồi dưỡng còn ít, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức nói chung, nữ công chức, viên chức nói riêng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, chưa chuyên sâu, nặng về lý thuyết, lý luận; chưa coi trọng đào tạo, bồi dưỡng nữ công chức lãnh đạo, quản lý trong thực tiễn, hình thức đào tạo, bồi
dưỡng chưa phong phú, đa dạng cho phù hợp với quỹ thời gian eo hẹp của
cán bộ nữ; chưa có chương trình đào tạo, bồi dưỡng dành riêng cho nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý.
78
Về bố trí nguồn nữ, việc bố trí nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý tại nhiều cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ còn hạn chế. Thể hiện rõ nhất là nhiều cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để bố trí nữ công chức trong diện quy hoạch giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch; còn có biểu hiện hẹp hòi trong bố trí cán bộ nữ tại những vị trí cấp trưởng hoặc giữ vị trí lãnh đạo, quản lý tại những đơn vị chủ chốt, quan trọng của Bộ.
Về bổ nhiệm, việc bổ nhiệm để phát triển nữ công chức lãnh đạo, quản lý còn nhiều hạn chế. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016, tỷ lệ nữ được bổ nhiệm mới chỉđạt 17,6%.
Về điều động, luân chuyển, việc điều động, luân chuyển nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý chưa được quan tâm thực hiện, chưa bảo đảm theo yêu cầu, số lượng nữ công chức được điều động còn rất ít. Cho đến nay, chưa có trường hợp nữ công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển sang vị trí lãnh đạo, quản lý ở cơ quan, đơn vịhay địa phương khác.