Những yếu tố tác động đến việc tạo nguồn nữ công chức lãnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở bộ nội vụ hiện nay (Trang 58 - 67)

đạo, quản lý ở Bộ Nội vụ hiện nay

2.2.1. Yếu tố thuận lợi

- Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật tạo cơ sở và khung pháp lý cho việc tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý

Đảng ta luôn coi trọng công tác cán bộ nữ, coi đó như một yếu tố góp phân xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước, đồng thời thúc đẩy sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất coi trọng công tác cán bộ nữ, Người đã căn dặn trước lúc đi xa: “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắn

vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho

phụ nữ” [4, tr.42].

Từ nhận thức đúng đắn đó, Đảng ta luôn coi công tác cán bộ nữ là nhiệm vụ có tính chiến lược trong toàn bộ công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước. Trong công tác tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý, đã có nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật quan trọng khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác cán bộ nữ trên tất cả các mặt của công tác tạo nguồn nữ lãnh đạo, quản lý về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, bổ nhiệm và luân chuyển đối với cán bộ nữ.

Đảng ta xác định quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là công tác phát

hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các

53

chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài

của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và của đất nước. Trong các Nghị quyết

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996), lần thứ IX (năm 2001), lần thứ X (năm 2006) đều đề cập đến nhiệm vụ xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển phụ nữ; xác định cần có cơ chế, chính sách, chú ý bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ

quan lãnh đạo và quản lý các cấp, các ngành. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ XI (năm 2011) nêu rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ. Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu sốvà chuyên gia trên các lĩnh vực”.

Để quy hoạch, tạo nguồn nữ lãnh đạo, quản lý, để đào tạo, đề bạt cán

bộ nữvà tăng cường khả năng tham gia quản lý Nhà nước, khảnăng đóng góp

của phụ nữ trong xây dựng và phát triển đất nước, Ban Bí thư đã ban hành Nghị quyết số 152 và Nghị quyết số 153 ngày 10 tháng 01 năm 1967 về “Một số vấn đề tổ chức lãnh đạo công tác phụ vận” và về “Công tác cán bộ nữ”.

Ngay sau khi đất nước thống nhất, Ban Bí thư (Khóa V) đã ban hành

chỉ thị số 44-CT/TW ngày 07 tháng 6 năm 1984 "Về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ”. Đặt ra yêu cầu vấn đề cán bộ nữ phải được đặt ra trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ nói chung của Đảng và Nhà nước. Tăng cường cán bộ nữ để phát huy khả năng trí tuệ của chị em

đóng góp vào sựlãnh đạo toàn diện của Đảng và công việc quản lý Nhà nước;

vì vậy trong cơ cấu cấp ủy Đảng và cơ quan quản lý Nhà nước phải có cán bộ

nữ ở những vị trí chủ chốt cần thiết, nhất là ở những lĩnh vực mà cán bộ nữ có nhiều điều kiện phát huy khả năng. Chỉ thị yêu cầu từng cấp, ban ngành rà soát loại số cán bộ nữ đương chức, có kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ cụ thể đối với những chị em làm việc tốt, tích cực bố trí, sắp xếp những chị em có đủ tiêu chuẩn vào những cương vị cần thiết. Nơi chưa có điều kiện đề bạt ngay

54

thì tích cực chọn những chị em có triển vọng và có biện pháp bồi dưỡng khẩn trương. Chú ý rà soát lực lượng nữ cán bộ khoa học kỹ thuật trẻ, chủđộng đào tạo, bồi dưỡng những chị em có triển vọng về công tác lãnh đạo, công tác quản lý và mạnh dạn sử dụng, sớm giao nhiệm vụ cho chị em từ lúc còn trẻđể chị em có điều kiện phát huy năng lực và trưởng thành. Có thể thấy rằng những yêu cầu nhiệm vụ về công tác cán bộ nữ mà Đảng ta đã chỉ ra từ năm 1984 cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và có những vấn đề vẫn tiếp tục phải đặt ra trong giai đoạn hiện nay đối với các cấp, các ngành trong công tác tạo nguồn cán bộ nữ.

Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương về công tác phụ nữ và bình đẳng giới một lần nữa được khẳng định vững chắc hơn và được thể hiện xuyên suốt trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Đặc biệt, Đảng luôn chú

trọng đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với lực lượng phụ

nữ trong xã hội, có phẩm chất, trình độ và năng lực tham gia mọi lĩnh vực của đời sống. Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12 tháng 7 năm 1993 của Bộ Chính trị về “Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới” tiếp tục khẳng định lại vai trò và vị trí của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội mới, đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ thành nhiệm vụ có tính chiến lược trong toàn bộ công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở quy hoạch, có kế hoạch tạo nguồn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, tạo điều kiện để cán bộ nữ cống hiến và trưởng thành, phấn đấu tăng tỷ lệ nữ trong các cấp ủy Đảng, cơ quan Nhà nước, trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, khoa học, nghệ thuật…

Tiếp đó, ngày 15 tháng 6 năm 1994, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số

37/CT-TW “Về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”. Đây là một Chỉ thị quan trọng của Đảng, bao quát gần như toàn bộ hoạt động tạo nguồn nữ lãnh đạo, quản lý, bao gồm quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi

55

dưỡng cán bộ nữ; nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp, các ngành; xây dựng chính sách và tạo điều kiện cho cán bộ nữ việc và khuyến khích tài năng nữ phát triển.

Cho đến nay, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của

Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là “Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng”; đề ra nhiều chỉ tiêu phấn đấu, trong đó có chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 “các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ”; đặt ra tỷ lệ 30% trở lên cán bộ nữ tham gia các khóa đào tạo tại các trường lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước và quy định thực hiện bình đẳng nam, nữ về độ tuổi trong đào tạo, bồi dưỡng.

Bên cạnh đó, một số văn bản hướng dẫn của Đảng, Nhà nước về công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm đối với cán bộlãnh đạo, quản lý đều có hướng dẫn, quy định riêng dành cho nữ lãnh đạo, quản lý các cấp. Tại Hướng

dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Ban Tổ chức Trung

ương về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý yêu cầu đảm bảo tỷ lệ nữ trong quy hoạch không dưới 15% trong quy hoạch; Quyết định số

27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về

việc ban hành Quy chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo quy định tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quan điểm về bình đẳng giới đã được thể hiện ngay từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 cho đến Hiến pháp năm 2013. Mặc dù được ban hành vào những thời điểm khác nhau nhưng quyền

56

bình đẳng nam nữ đã trở thành một nguyên tắc Hiến định và là nội dung xuyên suốt quá trình lập hiến, lập pháp của Việt Nam. Nguyên tắc này không chỉ được quy định ở một điều luật mang tính chất chung mà còn đề cập ở rất nhiều điều luật quy định về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều 26 Hiến pháp 2013 nêu rõ, công dân nam nữ bình đẳng về mọi mặt; nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp về vấn đề bình đẳng giới và các Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết, hàng chục năm qua, đặc biệt là trong những năm gần đây, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống các văn bản Luật, dưới Luật, khẳng định cả nam và nữ được hưởng quyền bình đẳng mọi mặt, trong đó có lĩnh vực chính trị.

Thể chế hóa chủ trương của Đảng về công tác cán bộ nữ, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động tạo nguồn nữ lãnh đạo, quản lý giai đoạn hiện nay, gồm: Luật Bình đẳng giới năm

2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

Trên cơ sở Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Nghị quyết số 11-NQ/TW

ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị, Chính phủ có Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2009 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị; Thủtướng Chính phủđã ban hành Quyết định số 2351/QĐ-TTg

ngày 24 tháng 12 năm 2010 phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới

giai đoạn 2011 - 2020; Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới

giai đoạn 2010 – 2015; Kế hoạch hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 – 2020; đặc biệt là Nghị định số48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới,

trong đó quy định quyền bình đẳng của phụ nữ tham gia trong lĩnh vực chính

57

của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, trình ban hành, hướng dẫn và

tổ chức thực hiện các quy định về biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

Những văn bản này đều đưa ra những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về tăng tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý các cấp trong những giai đoạn nhất định; khẳng định quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác cán bộ

nữ nhằm đến năm 2020, cơ bản đảm bảo bình đẳng thực chất giữa nam và nữ

về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên tất cả các lĩnh vực với mục tiêu “tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị”.

Trong tiến trình hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nướcViệt Nam đã tham gia, ký kết nhiều công ước quốc tế như Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), Cươnglĩnh hành động Bắc Kinh, Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Chương trình nghị sự thế giới về phát triển bền vững v.v.. cam kết ủng hộ phụ nữ tham chính và nỗ lực giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị; trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái trên toàn cầu, trong đó có chỉ tiêu đảm bảo phụ nữ có quyền tham gia đầy đủ, hiệu quả, bình đẳng các cơ hội lãnh đạo và ra quyết định.

Có thể nói, xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, dân chủ, xây dựng đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự bình đẳng, tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và sự phát triển đội ngũ nữlãnh đạo, quản lý.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở Bộ Nội vụ được Ban cán sự đảng Bộ, các cấp ủy đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện

Trên cơ sở chủtrương,định hướng của Đảng và các quy định của pháp luật, Ban cán sự đảng Bộ, Đảng ủy Bộđã lãnh đạo, chỉđạo triển khai công tác

58

cán bộ nữ đạt nhiều kết quả, trong đó phải kể tới chủ trương bổ nhiệm nữ công chức lãnh đạo, quản lý trong thời gian gần đây đã ngay lập tức cho thấy những kết quả khả quan; nguồn nữ được đưa vào quy hoạch tăng lên, những đơn vị khi có chủtrương chỉđịnh bổ sung nữ công chức lãnh đạo, quản lý đều bổ sung được từ nguồn nữ được quy hoạch, có năng lực, phát huy tốt vai trò, vị trí lãnh đạo, quản lý.

Qua đó, có thể thấy sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sát sao, cụ thể của Ban cán sự đảng Bộ, Lãnh đạo Bộ và Đảng ủy Bộ là yếu tố tích cực tác động rất lớn tới hiệu quả của công tác tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý. Sự lãnh đạo, chỉ đạo càng quyết liệt, càng cụ thể, một mặt vừa nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng nguồn nữ, một mặt thúc đẩy hoạt động tạo nguồn lãnh đạo, quản lý hướng đến nữ công chức, viên chức trong từng nội dung của công tác tạo nguồn.

- Đội ngũ nữ công chức, viên chức của Bộ Nội vụ có số lượng đông đảo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; có tinh thần tự giác học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, tạo nên một nguồn nữ đủ mạnh để thúc đẩy quá trình tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý

Tính đến tháng 12 năm 2016, Bộ Nội vụ có 1.349 nữ công chức, viên

chức trên tổng số 2.558 cán bộ, công chức, viên chức của Bộ, đạt tỷ lệ 52,75%. Ngoài sốlao động hợp đồng theo Nghị định số 68, đội ngũ nữ công chức, viên chức của Bộ Nội vụ hầu hết đều có trình độ từ đại học trởlên, đạt tỷ lệ khoảng 96%. Đây là nguồn lực dồi dào cho công tác tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở Bộ Nội vụ hiện nay; đồng thời đây cũng là động lực, đặt ra yêu cầu tất yếu của việc tạo nguồn cán bộ nữ khi tỷ lệ nữ công chức, viên chức lớn hơn 50% tổng số cán bộ, công chức, viên chức của Bộ.

- Bộ Nội vụ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành về hành chính và

59

quản lý nhà nước là những yếu tố thuận lợi của quá trình tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở Bô Nội vụ hiện nay

Với chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho Chính phủ trong quản lý nhà

nước về cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành về hành chính và quản lý nhà nước, có thể thấy rằng đây là yếu tố thuận lợi cho

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo nguồn nữ công chức lãnh đạo, quản lý ở bộ nội vụ hiện nay (Trang 58 - 67)