1.1.2.1. Khái niệm công vụ
Công vụ là khái niệm rộng về phạm vi và quan trọng về nội dung ý nghĩa trong nền hành chính nhà nƣớc. Khi nói đến công vụ là nói đến các hoạt động của Nhà nƣớc; công vụ bao gồm các yếu tố hợp thành nhƣ: thể chế công vụ, đội ngũ công chức và các cơ quan công quyền.
Các học giả trong và ngoài nƣớc đã đƣa ra các cách hiểu khác nhau về công vụ. Một số tác giả trong một số tài liệu đã đƣa quan niệm về công vụ nhƣ sau:
Công vụ là một loại lao động đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc, để thi hành pháp luật, đƣa pháp luật vào đời sống và sử dụng có hiệu quả nguồn lực công để phục vụ các mục tiêu của Đảng và Nhà nƣớc đặt ra.
Công vụ gắn liền trực tiếp với con ngƣời là công chức, bao gồm toàn bộ những ngƣời đƣợc Nhà nƣớc bổ nhiệm vào một công việc thƣờng xuyên trong một công sở và đƣợc xếp vào một trong những ngạch của nền hành chính.
Trong Từ điển thuật ngữ hành chính, công vụ là “một dạng hoạt động mang tính quyền lực nhà nƣớc do các công chức, viên chức nhà nƣớc tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc, phục vụ lợi ích nhà nƣớc và xã hội”.
Nhƣ vậy, hoạt động công vụ khác với nhiều loại hoạt động thông thƣờng khác ở chỗ là hoạt động công quyền dựa trên cơ sở vận dụng quyền lực của
Nhà nƣớc giao cho. Hoạt động này đƣợc thực hiện bởi một pháp nhân công
quyền, đƣợc quyền lực nhà nƣớc bảo đảm, đƣợc sử dụng cùng với ngân sách nhà nƣớc để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi hệ thống chính trị quốc gia, có nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm do luật định.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, dƣới góc độ quản lý hành chính nhà nƣớc có thể đƣa khái niệm: Công vụ là một loại hoạt động đặc thù mang tính quyền lực –pháp lý đƣợc thực thi chủ yếu bởi đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ quản lý của Nhà nƣớc toàn diện trên các mặt, lĩnh vực của đời sống xã hội.
1.1.2.2. Đặc điểm công vụ
Thứ nhất, chủ thể thực thi hoạt động công vụ là cán bộ, công chức nhà nƣớc.
Thứ hai, mục tiêu của hoạt động công vụ là phục vụ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân và toàn xã hội; duy trì an ninh, đảm bảo an toàn, trật tự xã hội; thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Thứ ba, hoạt động công vụ mang tính quyền lực nhà nƣớc, nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc trong quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội không vì mục tiêu lợi
nhuận. Hoạt động công vụ sử dụng nguồn ngân sách nhà nƣớc hay quỹ công
để hoạt động.
Thứ tƣ, hoạt động công vụ mang tính thƣờng xuyên, chuyên nghiệp, đảm bảo cho mọi hoạt động nhà nƣớc đƣợc liên tục, ổn định. Nhiệm vụ của hoạt động công vụ là phục vụ nhân dân, đây là công việc hàng ngày, mang tính thƣờng xuyên liên tục, thực hiện trên các mặt của đời sống xã hội.
Thứ năm, hoạt động công vụ của công chức là những hoạt động không trực tiếp tạo ra của cải, vật chất cho xã hội nhƣng những hoạt động đó đảm bảo các điều kiện để hỗ trợ và tổ chức quản lý hoạt động sản xuất, tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội, nhằm tác động lên hành vi, cách ứng xử của con ngƣời hoặc phục vụ con ngƣời.
Từ những đặc trƣng trên, có thể nhận thấy rằng hoạt động công vụ là một dạng lao động đặc thù trong xã hội; nên việc thực thi công vụ cần đảm bảo
thực hiện các nguyên tắc thực thi công vụ, tuân theo các quy định của pháp luật. Trong hoạt động công vụ, hạt nhân đảm bảo cho nền công vụ hiệu lực hiệu quả là cán bộ công chức. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải xây dựng một đội ngũ cán bộ công chức vừa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vừa có phẩm chất đạo đức, hay nói cách khác yêu cầu đặt ra là phải nâng cao năng lực thực thi công vụ cho công chức để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nƣớc, hội nhập kinh tế quốc tế.