* Động cơ cá nhân
Động cơ cá nhân là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng, nâng cao năng lực của con ngƣời nói chung và công chức hành chính nhà nƣớc nói riêng. Công chức là những ngƣời làm việc trong cơ quan hành chính nhà nƣớc biên chế suốt đời; vì vậy họ có nguyện vọng, mong muốn, đam mê công việc, ý thức trách nhiệm đối với công việc thì đây là động lực để họ phấn đấu và cống hiến. Để nâng cao năng lực thực thi công việc của công chức, yếu tố động lực của cá nhân đóng vai trò quan trọng, phải yêu thích công việc, mong muốn làm việc và phát huy khả năng của bản thân trong thực thi công vụ.
* Kinh nghiệm thực tiễn
Kinh nghiệm thực tiễn của công chức hình thành từ quá trình thực thi công vụ. Nếu thiếu kinh nghiệm thực tiễn thì khó có thể giải quyết nhanh chóng chính xác những tình huống thực thi công vụ, bởi hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc rất phong phú đa dạng. Kinh nghiệm ở đây là kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, đƣợc đánh giá bằng thời gian và hiệu quả công việc của cá nhân, bao gồm sự hiểu biết chung của cá nhân về con ngƣời
và xã hội, hành vi ứng xử, lối sống đặc biệt là kinh nghiệm xử lý tình huống trong quá trình thực thi công vụ.
Hiện nay, đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc khi đƣợc tuyển dụng thƣờngcó tuổi đời trẻ, vừa tốt nghiệp đại học nên chƣa có nhiều kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế nên ảnh hƣởng đến hiệu quả công vụ. Vì vậy vấn đề đặt ra là có những biện pháp để nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức trẻ. Họ phải đƣợc đƣa xuống cơ sở để học hỏi tích lũy kinh nghiệm, giám sát kèm cặp trong hoạt động thực thi công vụ để tích lũy kinh nghiệm cần thiết.
* Cơ hội thăng tiến
Cơ hội thăng tiến của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc là thăng tiến từ ngạch thấp lên ngạch cao hơn sau khi trải qua kỳ thi nâng ngạch hay thăng tiến trong chức vụ chuyên môn. Đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy công chức hành chính nhà nƣớc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của bản thân để có cơ hội thăng tiến trong công tác hoặc là động lực để công chức phấn đấu, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phù hợp với vị trí, chức danh và mục tiêu phấn đấu của công chức.
1.4. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chứccác cơ quan chuyên môn cấp tỉnh