Đối với tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh điện biên (Trang 107 - 115)

- Trên cơ sở các quy định chung tại các văn bản pháp luật, tỉnh Điện Biên cần có chính sách thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan hành

chính nhà nƣớc, cùng với đó là chính sách về mức lƣơng và các chính sách khác nhƣ hỗ trợ mua nhà...; đồng thời có quy định về bố trí, sắp xếp, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ công chức dài hạn và hàng năm đặc biệt là những kiến thức hội nhập, lĩnh vực mới phát sinh, tăng thời lƣợng thực hành tại các khóa đào tạo bồi dƣỡng, để các cơ quan hành chính nhà nƣớc có đội ngũ công chức có chất lƣợng, làm việc đạt hiệu quả cao.

- Thực hiện tuyển dụng công chức minh bạch, công khai, công bằng, theo đúng các yêu cầu của vị trí việc làm đảm bảo tuyển dụng ngƣời có năng lực, sẵn sàng cống hiến vì mục tiêu của tổ chức.

- Cần tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức và tổng kết thực tiễn chiến lƣợc phát triển đội ngũ công chức từ đó rút ra kinh nghiệm để nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức.

- Có chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý tạo động lực làm việc cho công chức hành chính, khuyến khích động viên công chức tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ, có chính sách thỏa đáng đối với công chức có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc tốt.

- Lắp đặt các thiết bị nhƣ camera; thiết bị đánh giá thái độ, mức độ hài lòng tại các bộ phận một cửa để ngƣời dân có thể đánh giá khách quan về công chức. Đó cũng là điều kiện để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức.

- Thiết lập đƣờng dây nóng của từng cơ quan chuyên môn để ngƣời dân có thể phán ánh hoặc cần giải đápkhi cần thiết.

- Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động thực thi công vụ của công chức chuyên môn có thể bất kỳ vào các thời điểm để tránh có sự chuẩn bị gian dối khi có đoàn thanh tra, kiểm tra và giám sát.

- Tăng cƣờng công tác lấy ý kiến từ phía ngƣời dân tại các cơ quan chuyên môn bằng nhiều hình thức: Hòm thƣ góp ý, gửi thƣ điện tử qua hòm thƣ của các cơ quan chuyên môn và UBND tỉnh, xây dựng và cập nhật thông tin minh bạch trên website của các cơ quan chuyên môn để ngƣời dân có thể theo dõi mọi chính sách cũng văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành.

Tiểu kết Chƣơng 3

Trên cơ sở thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Điện Biên, chƣơng này tác giả đã đƣa ra phƣơng hƣớng và mục tiêu nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, đƣa ra các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của tỉnh Điện Biên để nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức. Để nền hành chính hoạt động có hiệu lực hiệu quả trƣớc hết cần có nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức. Từ nhận thức đúng đắn để đƣa ra các giải pháp để nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức: xây dựng đội ngũ chất lƣợng cao (tuyển dụng, quản lý sử dụng công chức, luân chuyển công chức), phát triển năng lực công chức (giải pháp về đào tạo bồi dƣỡng, xây dựng đạo đức công chức, ý thức trách nhiệm kỷ luật kỷ cƣơng công chức), tạo động lực làm việc cho công chức, kiểm tra giám sát hoạt động thực thi công vụ của công chức. Từ đó đƣa ra các kiến nghị đối với trung ƣơng và lãnh đạo tỉnh Điện Biên trong việc nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Điện Biên.

KẾT LUẬN

Đứng ở vị trí trung tâm của nền hành chính nhà nƣớc, đội ngũ công chức có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội, là nhân tố chủ thể của nền hành chính, lực lƣợng đảm bảo cho sự phát triển của nền hành chính. Để xây dựng nền hành chuyên nghiệp, trong sạch, hiện đại thì phải có một đội ngũ công chức có đủ trình độ năng lực thực thi công vụ. Vấn đề này phải đƣợc nhận thức đúng đắn từ các nhà lãnh đạo quản lý và chính bản thân công chức, phải hiểu đƣợc vị trí vai trò của mình trong bộmáy nhà nƣớc.

Nằm ở địa đầu Tây Bắc Tổ quốc, tỉnh Điện Biên gặp rất nhiều khó khăn về vị trí địa lý, kinh tế, phát triển công nghiệp. Với mục tiêu đến năm 2020 xây dựng phát triển tỉnh Điện Biên thành tỉnh “...TẬP TRUNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG – AN NINH;

PHẤN ĐẤU XÂY DỰNG ĐIỆN BIÊN THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN

TRUNG BÌNH TRONG VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC” , tỉnh Điện Biên cần có nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đủ về sốlƣợng và đạt về chất lƣợng.

Xuất phát từ yêu cầu trên, đề tài “Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên” đã góp phần làm rõ các vấn đề về lý luận về năng lực, năng lực thực thi công công vụ công chức, các yếu tố cấu thành và tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức, sự cần thiết nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.

Trên tiền đề cơ sở lý luận, tác giả đã đi vào thực tế phân tích năng lực thực thi công vụ của công chức trên cơ sở số liệu báo cáo và số liệu khảo sát thực tế trên các tiêu chí về: trình độ chuyên môn, kỹ năng, thái độ hành vi trong thực thi công vụ của công chức, rút ra đặc trƣng năng lực thực thi công

vụ của công chức chuyên môn cấp tỉnh Điện Biên, ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân trong quá trình thực thi công vụ của công chức.

Trên cơ sở thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức, tác giả đã đề ra phƣơng hƣớng, mục tiêu nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức. Cần thiết trƣớc hết cần thay đổi nhận thức của các cấp lãnh đạo và của chính bản thân công chức về tầm quan trọng nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức để xây dựng nền hành chính hoạt động hiệu lực hiệu quả. Xuất phát từ giải pháp về nhận thức để đƣa ra các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức: xây dựng đội ngũ chất lƣợng cao (tuyển dụng, quản lý sử dụng công chức), phát triển năng lực công chức (giải pháp về đào tạo bồi dƣỡng, xây dựng đạo đức công chức, ý thức trách nhiệm kỷ luật kỷ cƣơng công chức), tạo động lực làm việc cho công chức, kiểm tra giám sát hoạt động thực thi công vụ của công chức.

Nền hành chính nƣớc ta đang chuyển mình sang nền hành chính phục vụ, điều này đòi hỏi mỗi ngƣời công chức trong quá trình tham mƣu và triển khai chính sách, giao tiếp với ngƣời dân cần nhận thức rõ đƣợc nghĩa vụ, trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Trên cơ sở nghiên cứu về năng lực thực thi công vụ, tác giả hy vọng luận văn sẽ góp phần nhỏ vào việc nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh Điện Biên nói riêng và công chức cấp tỉnh nói chung, góp phần xây dựng đội ngũ công chức có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, kỹnăng nghiệp vụ thành thạo, thái độ ân cần nhiệt tình trong giải quyết công việc cho ngƣời dân để xây dựng nền hành chính phục vụ thực sự “của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”.

DANH MỤC TÀI LIỆUTHAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (1997), Nghị quyết số 03-NQ/HNTƯ

Hội nghị lần thứ 3 BCHTƯ Đảng (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 18-6-1997. 2. Chính phủ (2003), Nghị định số 117/2003/NĐ-CP của Chính phủ về

việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ

quan Nhà nước, ngày 10-10-2003.

3. Chính phủ (2005), Nghị định số 54/2005/NĐ-CP về chế độ thôi việc,

chếđộ bồi dưỡng chi phí đào tạo cán bộ, công chức, ngày 19-4-2005.

4. Chính phủ (2005), Nghị định số 35/2005/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, ngày 17-3-2005.

5. Chính phủ (2003), Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,

ngày 04/8/2003.

6. Chính phủ (2010), Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, ngày 15-3-2010.

7. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP, “Chương trình tổng thể cải

cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020”, ngày 08-11-2011.

8. Chính phủ (2013), Nghị định số 36/2013/NĐ-CP về vị trí việc làm và

cơ cấu ngạch công chức,ngày 22/4/2013.

9. Bửu Lân (2013), Đà Nẵng: Đo năng lực công chức bằng phần mềm,

http://www.vtc.vn.

10. PGS.TS Ngô Thành Can (2014), “Chất lượng thực thi công vụ - vấn đề

then chốt của cải cách hành chính”, www.isos.gov.vn

11. Nguyễn Thị Anh Đào, “Thu hút,đào tạo, sử dụng cán bộ trẻ Đà

12. PGS.TS Nguyễn Trọng Điều (2007), “Hoàn thiện chế độ công vụ và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức”, www.tapchicongsan.org.vn.

13. Nguyễn Trọng Điều (2007), Về chế độ công vụ Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. TS Đinh Ngọc Giang (2015), “Thu hút và trọng dụng nhân tài trong

giai đoạn hiện nay”, http://tcnn.vn/

15. 13.PGS.TS Nguyễn Hữu Hải, “Phát triển đội ngũ công chức hành chính nhà nước hiện nay”, Tạp chí quản lý nhà nước, tháng 10/2014. 16. PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Hải, “ Một số vấn đề về phát triển năng lực

của cán bộ, công chức, Tạp chí tổ chức nhà nước, số 9/2011.

17. PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Hải, “Quản lý nguồn nhân lực hành chính nhà nước theo năng lực”, Tạp chi quản lý nhà nước, tháng 6/2016

18. Đoàn Thị Ngọc Hải, “Thực trạng pháp luật về đạo đức công chức ở

Việt Nam hiện nay và đề xuất hoàn thiện” (2016),

http://www.moj.gov.vn.

19. ThS Chu Thị Hảo, “Quản lý và phat triển nhân sự trong khu vực

công”, Tạp chí quản lý nhà nước, tháng 11/2014

20. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015-2020,14 tháng 10 năm 2015.

21. TS Giang Thanh Nghị, “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ

công chức hành chính trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí quản lý

nhà nước, tháng 4/2016.

22. Học viện hành chính quốc gia (2007), “Giáo trình tổ chức nhân sự

hànhchính nhà nước”, NXB Khoa học và kỹ thuật.

23. Luật Cán bộ, công chức, Quốc hội XII, ngày 13/11/2008.

24. Ths Nguyễn Văn Phong, “Về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

25. PGS.TS Nguyễn Minh Phƣơng, “Một số vấn đề về trách nhiệm của cán bộ, công chức ởnước ta hiện nay”, http://isos.gov.vn/

26. Sở Nội vụ (2015), Báo cáo kết quả điều tra xác định chỉ số hài lòng

của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước

(SIPAS) năm 2015 trên địa bàn tỉnh, Điện Biên.

27. TS Nguyễn Thị Tâm, “Một số kiến nghị về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức gắn với yêu cầu cải cách hành chính hiện nay”, Tạp chí tổ

chức nhà nước, số 5/2011.

28. ThS Trịnh Xuân Thắng, “Đổi mới tuyển dụng công chức ở Việt Nam”,

Tạp chí quản lý nhà nước, tháng 01/2016

29. ThS Trần Văn Tình (2016), “Một số giải pháp nâng cao đạo đức công vụ”, http://tcnn.vn

30. Duy Tiến (2016), “ Hà Nội đưa gần 500 công chức nguồn về xã,

phường: Bước đột phá trong công tác cán bộ” , http://anninhthudo.vn/

31. GS.TSKH. Vũ Huy Từ, “Một số giải pháp tăng cường năng lực đội

ngũ cán bộ, công chức”, Tạp chí quản lý nhà nước, tháng 2/2002.

32. Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên (2015), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về nội dung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh điện biên (Trang 107 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)