* Thiết bị, phương tiện và môi trường làm việc
Trang thiết bị, phƣơng tiện và môi trƣờng làm việc là những yếu tố cần thiết ảnh hƣởng trực tiếp đến năng lực thực thi công vụ của công chức; giúp công chức nâng cao hiệu quả công việc, giảm hao tổn sức lực trong lao động, khuyến khích sức sáng tạo và tạo năng suất công việc cao.
Môi trƣờng làm việc là không gian diễn ra các hoạt động công vụ của công chức, chế độ chính sách, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa các nhân viên…ảnh hƣởng đến tâm lý và động lực làm việc của công chức. Làm việc trong cơ quan không có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất; môi trƣờng làm việc không thoải mái thì hiệu quả thực thi công vụ của công chức không thể đảm bảo. Vì vậy các nhà quản lý cần quan tâm đến điều kiện và môi trƣờng làm việc của công chức để phát huy tốt nhất năng lực thực thi công vụ của công chức.
* Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ
Chính sách tiền lƣơng và chế độ đãi ngộ là một trong các yếu tố tiên quyết ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng, hiệu quả lao động nói chung và năng lực thực thi công vụ của công chức nói riêng. Tiền lƣơng là nguồn thu nhập chính của công chức; vì vậy để công chức phát huy hết tài năng và cống hiến cho cơ quan thì phải có chính sách tiền lƣơng và chế độ đãi ngộ hợp lý, tƣơng xứng với công việc, trình độ của công chức. Việc đảm bảo chính sách tiền lƣơng, chế độ đãi ngộ hợp lý, đảm bảo cho công chức tận tụy với công việc; tiền lƣơng thấp không kích thích đƣợc công chức gắn bó với nhà nƣớc, không thu hút đƣợc ngƣời có năng lực làm việc trong khu vực nhà nƣớc. Và thực tế hiện nay, đây là một trong nguyên nhân khiến việc “chảy máu chất
xám”, ngƣời có tài bỏ khu vực nhà nƣớc ra khu vực tƣ nhân đang ngày càng có xu hƣớng tăng lên.
Chính sách tiền lƣơng và chế độ đãi ngộ không tƣơng xứng là một trong nguyên nhân dẫn đến tiêu cực, tham nhũng, lạm dụng chức vụ quyền hạn để kiếm lợi riêng của một bộ phận công chức. Các chính sách về thi đua, khen thƣởng, thu hút trọng dụng ngƣời tài là những yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả trong thực thi công vụ của công chức. Việc trả lƣơng, có chế độ chính sách đãi ngộ xứng đáng với trình độ, vị trí, năng lực công việc của công chức là một trong yếu tố tạo động lực trong hoạt động thực thi công vụ, nâng cao chất lƣợng dịch vụ công, hiệu lực hiệu quả của quản lý hành chính nhà nƣớc.
* Công tác tuyển dụng công chức
Công tác tuyển dụng công chức đƣợc coi là yếu tố đầu vào quyết định hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc. Tuyển dụng công chức là quá trình bổ sung những ngƣời có đủ tiêu chuẩn, điều kiện vào bộ máy hành chính nhà nƣớc; đây là hoạt động thƣờng xuyên và cần thiết để xây dựng và phát triển đội ngũ công chức. Công tác tuyển dụng công chức nếu đƣợc thực hiện công khai, minh bạch, đúng quy định thì sẽ tuyển dụng đƣợc đội ngũ công chức có chất lƣợng, trình độ, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính nhà nƣớc.
* Công tác sử dụng quản lý công chức
Việc bố trí, sắp xếp công chức phù hợp với trình độ chuyên môn, khả năng, công việc của công chức sẽ giúp họ cảm thấy hứng thú với công việc đƣợc giao và phát huy hết khả năng của mình. Ngƣợc lại, việc bố trí công chức không hợp lý, không phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và vị tri công việc thì kết quả thực thi công vụ không cao.
Nƣớc ta đang xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế thế giới; vì vậy đòi hỏi đội ngũ công chức làm việc trong các cơ quan hành chính phải có trình độ kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao. Trong thời kỳ hội nhập và phát triển nhƣ hiện nay, kiến thức và công nghệ là luôn luôn thay đổi và phát triển, đòi hỏi mỗi ngƣời công chức phải không ngừng học hỏi, tham gia các khóa đào tạo bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Đồng thời, công tác đào tạo bồi dƣỡng phải thƣờng xuyên đƣợc cải tiến và đổi mới chƣơng trình, gắn với yêu cầu xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, hiện đại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công chức khi đƣợc tuyển dụng vào bộ máy hành chính nhà nƣớc hầu nhƣ chƣa thể đáp ứng ngay đƣợc yêu cầu về thực thi công vụ, vì vậy việc đào tạo bồi dƣỡng đặc biệt về kỹ năng thái độ hành vi trong thực thi công vụ là cần thiết
Tuy nhiên, công tác đào tạo bồi dƣỡng công chức hiện nay chƣa thực sự đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, chƣơng trình đào tạo vẫn nặng về lý thuyết, không gắn với chức trách, nhiệm vụ của từng loại công chức. Phƣơng thức đào tạo truyền thống chƣa tạo ra đƣợc tính tích cực chủ động trong học tập. Năng lực, trình độ của đội ngũ giảng viên chƣa đồng đều, kỹ năng sƣ phạm còn hạn chế nên khả năng tiếp thu của ngƣời học là chƣa cao. Nội dung chƣơng trình đạo tạo bồi dƣỡng chƣa đổi mới kịp thời.
* Công tác kiểm tra, đánh giá công chức
Công tác kiểm tra đánh giá công chức là một trong yếu tố ảnh hƣởng năng lực thực thi công vụ của công chức nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm. Việc đánh giá công chức phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, kiểm tra định kỳ về trình độ chuyên môn, kết quả công việc, thái độ phục vụ nhân dân… Nếu thiếu sự kiểm tra đánh giá công chức định kỳ mà chỉ dựa vào báo cáo hay ý kiến chủ quan của lãnh đạo thì việc đánh giá năng lực thực
thi công vụ của công chức không chính xác, khách quan. Nếu không đánh giá đúng năng lực của công chức sẽ dễ gây ngộ nhận đủ năng lực và không cần phấn đấu hoặc nếu đánh giá không đầy đủ năng lực thực sự sẽ không tạo ra động lực để công chức tiếp tục cố gắng. Vì vậy cần có những tiêu chí khách quan, chính xác, rõ ràng; việc đánh giá công chức cần dân chủ, công khai để đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức.
Có thể thấy rằng, đánh giá công chức là một hoạt động phúc tạp, khó khăn cần đƣợc thực hiện hàng năm hoặc theo nhiệm kỳ và căn cứ kết quả thực thi công vụ của công chức, kết quả đầu ra trong thực thi công vụ.