Một số nét về tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh điện biên (Trang 54 - 59)

* Vị trí địa lý

Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ – 103o36’ kinh độ Đông. Nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào. Là tỉnh duy nhất có chung đƣờng biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung hơn 400 km, trong đó: Đƣờng biên giới tiếp giáp với Lào là 360 km; với Trung Quốc là 40,86 km; có đƣờng giao thông đi các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, có đƣờng hàng không từ Điện Biên Phủ đi Hà Nội với tần suất bay bình quân ngày 02 chuyến.

Tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện với 130 xã, phƣờng, thị trấn (trong số đó có 29 xã biên giới); dân số gần 55 vạn ngƣời, gồm 19 dân tộc anh em. Trên tuyến biên giới Việt – Lào, ngoài 2 cửa khẩu đã đƣợc mở là Huổi Puốc và Tây Trang, còn 3 cặp cửa khẩu phụ khác sắp tới sẽ đƣợc mở. Trên tuyến biên giới Việt - Trung có cặp cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú. Đặc biệt, cửa khẩu Tây Trang từ lâu đã là cửa khẩu quan trọng của vùng Tây Bắc và cả nƣớc, đƣợc Chính phủ hai nƣớc thỏa thuận nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế và Khu kinh tế cửa khẩu đang đƣợc xây dựng. Đây là điều kiện và cơ hội rất

lớn để Điện Biên đẩy mạnh thƣơng mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đƣờng xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào - Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc Mianma.

* Dân cư

Điện Biên là nơi hội tụ sinh sống của 19 dân tộc anh em (Thái; Mông; Kinh; Dao; Khơ Mú; Hà Nhì; Lào; Hoa (Hán); Kháng; Mƣờng; Cống; Xi

Mun; Si La; Nùng; Phù Lá; Thổ; Tày; Sán Chay và dân tộc khác). Mỗi dân

tộc có những nét riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa… tạo thành bức tranh đa sắc màu cho nền văn hóa Điện Biên.

Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2015, dân trung bình tỉnh Điện Biên 547.785 ngƣời, trong đó: nam 273.931; nữ có 273.854ngƣời; dân số sống tại thành thị đạt 82.691 ngƣời; Dân số sống tại nông thôn đạt 465.094 ngƣời.

Kết cấu dân số ở Điện Biên có mấy nét đáng chú ý. Trƣớc hết là "dân số trẻ"tỷ lệ trẻ em dƣới 15 tuổi chiếm 33.65%, ngƣời già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 10,59%; Mật độ dân số của Điện Biên hiện là 57,4 ngƣời/km2.

* Đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội

Điện Biên Phủ vốn đƣợc gọi là Mƣờng Thanh, từ chữ Mƣờng Then theo tiếngdân tộc Thái nghĩa là "Xứ Trời", gắn với truyền thuyết về sự phát sinh ra dân tộc Thái. Đây là "đất tổ" của nhiều ngành Thái ở Đông Nam Á.

Khi Lạng Chạng đƣa một bộ phận ngƣời Thái Đen từ Mƣờng Lò (Nghĩa Lộngày nay) đến Mƣờng Thanh thì vùng đất này còn gọi là Song Thanh vì có hai mƣờng: Thanh Nƣa (Thanh trên) từ bản Noong Hét ngƣợc về đầu nguồn sông Nậm Rốm và Thanh Tẩu (Thanh dƣới) từ bản Noong Hét đến cuối sông Nậm Rốm. Tại đây có Viềng Xam Mứn (thành Tam Vạn) cổ kính

của ngƣời Thái. Các mƣờng thuộc Mƣờng Thanh xƣa gồm: Mƣờng Phăng, Mƣờng Nha, Mƣờng Luân, Mƣờng Lèo, Mƣờng Lói nay thuộc huyện Điện

Biên; Mƣờng U nay thuộc tỉnh Phong Xa Lỳ của Lào; Mƣờng Và, Sốp Cộp

nay thuộc tỉnh Sơn La.

Tên gọi Mƣờng Thanh xuất hiện lần đầu trong sáchHưng Hóa xứ

Phong Thổ lụccủa Hoàng Bình Chính. Hoàng Công Chấtnổi dậy chống lại

vua Lê chúa Trịnh, chiếm đất Mƣờng Thanh, xây đắp thành lũy gọi là Phủ Chiềng Lễ, phiên âm Hán -Việt là Trình Lệ. Ông đã ở đây từ năm 1754 đến

năm 1769. Năm 1778 nhà Lê bình đƣợc Hoàng Công Toản (con trai Hoàng

Công Chất) và đặt ra châu Ninh Biên thay cho tên gọi Mƣờng Thanh, thuộc phủ An Tây. Ninh Biên có 12 mƣờng nhỏ gộp lại.

Tên gọi Điện Biên do vuaThiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên; Điện (奠) nghĩa là "kiến lập", Biên (邊) nghĩa là vùng biên giới, biên ải. Phủ Điện Biên (tức Điện Biên phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lý, tức là tri phủ kiêm quản lý châu), Tuần Giáo và Lai Châu.

Thành phố Điện Biên đƣợc biết đến với trận Điện Biên Phủ năm 1954, giữa quân đội Việt Minh (do tƣớng Võ Nguyên Giáp chỉ huy) vàquân đội Pháp (do tƣớng Christian de Castries chỉ huy). Cuộc chiến mang ý nghĩa rất lớn trong việc kết thúc vai trò của ngƣời Pháp ở bán đảo Đông Dƣơng, và đƣa tới việc kí kết hiệp định chiaViệt Nam ra thành 2 miền: Bắc và Nam. Trận Điện Biên Phủ đƣợc nhắc đến nhƣ một chiến thắng vĩ đại nhất của các

nƣớc Đông Nam Áchống lại một cƣờng quốcphƣơng Tây. Trong trận này,

lực lƣợng Việt Minh đã di chuyển pháo binh của họ lên những quả đồi xung quanh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và tiến công vào sƣờn của quân đội Pháp. Bằng cách huy động sức ngƣời một cách tối đa và với lực lƣợng hậu cần đông đảo của mình, Việt Minh đã làm nên một trong những chiến thắng quan trọng nhất trong lịch sử chiến tranh của Việt Nam.

Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ đƣợc chính thức xếp hạng di tích lịch sử quốc gia ngày 28 tháng 4 năm 1962. Tƣợng đài chiến thắng Điện Biên Phủ đƣợc xây dựng nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (2004). Hiện nay chạy dọc thung lũng Mƣờng Thanh, nơi diễn ra cuộc đọ sức lịch sử năm xƣa là đại lộ 279 (nay là Đại lộ Võ Nguyên Giáp), con phố chính và lớn nhất thành phố Điện Biên Phủ.

Bắt đầu từ năm 1958, một nông trƣờng quân đội đƣợc xây dựng ở đây, kéo theo di dân từ đồng bằng Bắc bộ, biến Điện Biên là một thị trấn nông trƣờng, sau đƣợc nâng cấp thành thị trấn huyện lỵ của huyện cùng tên thuộc tỉnh Lai Châu. Từ ngày 18 tháng 4 năm 1992 trở thành thị xã tỉnh lỵ tỉnh Lai Châu[4]. Thị trấn Mƣờng Thanh ở phía tây đƣợc tách ra làm huyện lỵ huyện Điện Biên. Ban đầu có 2 phƣờng: Mƣờng Thanh, Him Lam và 2 xã: Thanh Minh, Noong Bua. Ngày 26 tháng 5 năm 1997, thành lập phƣờng Thanh Bình trên cơ sở điều chỉnh 64,5 ha diện tích tự nhiên và 1.622 nhân khẩu của xã Thanh Luông thuộchuyện Điện Biên. Ngày 18 tháng 8 năm 2000, chia phƣờng Mƣờng Thanh thành 2 phƣờng: Mƣờng Thanh và Tân Thanh.

* Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2015, trong bối cảnh Chính phủ thắt chặt đầu tƣ công, nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách khá hạn hẹp, tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hƣởng trực tiếp đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh. Song dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền, sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực vƣợt khó chung sức đồng lòng thực hiện đạt đƣợc những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực. Những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 tạo nên những điểm nhấn quan trọng, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm 2010-2015, tạo đà cho bứt phá năm 2016 và những năm tiếp theo.

Ghi dấu ấn đậm nét trong năm 2015 là tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Điện Biên ƣớc đạt hơn 10%, con số ấn tƣợng này khẳng định mức tăng trƣởng cao nhất trong 5 năm trở lại đây, trong đó tập trung chủ yếu vào phát triển lĩnh vực nông, lâm nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ thƣơng mại; cơ cấu kinh tế tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng xác định, giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ cụ thể nhƣ sau: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiểm 24,00%, giảm 0,57% so với cùng kỳ năm trƣớc; khu vực công nghiệp- xây dựng chiếm 26,41%, tăng 0,35%; khu vực dịch vụ chiếm 49.59%, tăng 0,22%. Tổng sản phẩm theo giá hiện hành ƣớc năm 2015 đạt 11.521,78 tỷ đồng, tăng 9,49% so với cùng kỳ năm trƣớc, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2.764,73 tỷ đồng, tăng 6,92%; khu vực công nghiệp- xây dựng đạt 3.043.28 tỷ đồng, tăng 10,98%; khu vực dịch vụ ddatj5.713,78 tỷ đồng, tăng 9,97%. Bình quân thu nhập đầu ngƣời ƣớc đạt hơn 23 triệu đồng/ năm tăng hơn 12% so với năm 2014. Điểm nổi bật ở lĩnh vực này, tỉnh Điện Biên tiếp tục tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, kêu gọi thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ vào phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội năm 2015 ƣu tiên hàng đầu; đến nay 100% xã, phƣờng, thị trấn có đƣờng ô tô đến trung tâm xã, trong đó 116/130 xã, giao thông đi lại đƣợc quanh năm, bộ mặt đô thị nhiều vùng nông thôn khởi sắc và đổi thay đáng kể. Việc triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh về Đề án 79 sắp xếp ổn định dân cƣ, phát triển kinh tế -xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh huyện Mƣờng Nhé đến năm 2015; dự án di dân Tái định cƣ Thủy điện Sơn La và Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Xác định đƣợc những khó khăn, vƣớng mắc tồn tại, tỉnh ta đã và đang tháo gỡ các nút thắt kịp thời, dứt điểm. Vì thế, các chƣơng trình, dự án trọng điểm này đã đƣợc tích cực triển khai thực hiện.

Những kết quả nổi bật trên đã góp phần quan trọng trong việc duy trì và tạo việc làm thƣờng xuyên cho hơn 300 nghìn lao động trong tỉnh, từng bƣớc giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 32,57% năm 2014 xuống còn 28% năm 2015; riêng đối với 5 huyện nghèo thuộc chƣơng trình 30a, tỷ lệ hộ nghèo giảm 6,93% còn 40,25%. Đây chính là bƣớc đột phá, tạo đà thực hiện hoàn thành và vƣợt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm với yêu cầu đặt ra là phải xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc hoạt động có hiệu lực hiệu quả đặc biệt là nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan hành chính, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc, hội nhập kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh điện biên (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)