Khái niệm chính sách bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở bảo tàng hồ chí minh (Trang 26 - 29)

hin vt

Bảo tồn tài liệu, hiện vật là sử dụng một hệ thống các biện pháp khoa

tuổi thọ cho tài liệu, nhằm phục vụđược tốt các yêu cầu khai thác, sử dụng tài

liệu. Các điều kiện tốt nhất để đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ của tài liệu,

hiện vật bao gồm: Xây dựng, thiết kế, sửa chữa các kho lưu trữ, trang thiết bị

bảo quản tài liệu, các thiết bị phòng cháy an ninh, báo động ...

Tài liệu, hiện vật là những sản phẩm vật chất rất dễ bị xâm hại và hư

hỏng cho dù chúng có được cấu thành từ bất cứ chất liệu gì đi nữa thì các yếu

tố khách quan và các yếu tố chủ quan cũng đều ảnh hưởng và có thể làm hư

hại tài liệu, hiện vật.

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết tài liệu bị hư hại như là với tài liệu giấy thì bị nhạt màu, đổi màu, gấp nếp, rách, thủng lỗ và mất mát, giòn, mốc; tài liệu băng đĩa thì bịgãy, nát, xước...

Sự xuống cấp và hư hại tài liệu, hiện vật có thể được chia ra làm hai

nhóm nguyên nhân chính - sự phân chia này dựa theo những đặc trưng căn

bản của quá trình sử dụng và bảo quản tài liệu bao gồm: - Bảo quản và xử lý bảo quản thực tế tài liệu chưa tốt

- Phương pháp lưu trữ và trưng bày, sử dụng chưa thích hợp

Trong hai nhóm nguyên nhân này, nhóm nguyên nhân thứ nhất mang tính chất khách quan hơn, việc phòng tránh cũng khó khăn và bị động hơn.

Đó là những nguyên nhân hoàn toàn khách quan từ điều kiện khí hậu, môi

trường bảo quản tài liệu gây ra những hư hại cho tài liệu như chúng ta đã đề

cập: điều kiện tự nhiên, ánh sáng môi trường, côn trùng, nấm mốc, chất hóa

học... Để giảm thiếu những tác nhân gây hư hại này phải có những yêu cầu

đặc biệt về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của bảo tàng.

Nhóm nguyên nhân thứ hai mang nhiều yếu tố chủ chủ quan hơn và

liên quan trực tiếp đến quá trình sử dụng tài liệu. Nhóm nguyên nhân gây hư

hại tài liệu này hoàn toàn có thể được kiểm soát và có thể hạn chế được tối đa

mức độ hư hại với tài liệu. Đây cũng là nhóm nguyên nhân không thực sự

được chú trọng đến trong các văn bản pháp quy về bảo tồn tài liệu và thường xuyên bị quên lãng trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về việc bảo quản tài liệu.

Mục tiêu của công tác bảo tồn tài liệu, hiện vật bao gồm: - Đảm bảo chắc chắn tuổi thọ cao nhất có thể cho tài liệu

- Sử dụng hiệu quả tài liệu trong trưng bày giới thiệu, triển lãm tài liệu - Thiết lập các chính sách ưu tiên cho các tài liệu quan trọng

- Kiểm tra và bảo quản dự phòng tài liệu..

Công tác bảo tồn tài liệu, hiện vật có ý nghĩa rất quan trọng, vì muốn gìn giữ tài liệu lâu dài, vĩnh viễn cần có những biện pháp bảo quản tài liệu ra khỏi sự phá hoại do tự nhiên hoặc con người gây ra. Bảo quản tài liệu, hiện vật tốt sẽ góp phần nâng cao nhận thức của con người về ý nghĩa và tầm quan trọng của tài liệu, hiện vật – một nguồn di sản văn hóa của dân tộc.

Nội dung của bảo tồn, tài liệu hiện vật bao gồm xây dựng, cải tạo kho

lưu trữ, xử lý kỹ thuật bảo quản, tổ chức tài liệu trong kho, phục chế, tu bổ và

làm phông bảo hiểm đối với những tài liệu đã bị hư hỏng hoặc có nguy cơ bị

hư hỏng. Để bảo quản tốt tài liệu, hiện vật trước hết cần cần triệt tiêu cả hai

nguyên nhân khiến tài liệu, hiện vật hư hại như trên, theo đó cần đề ra và thực

hiện đúng các chế độ quy định, sử dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật

nhằm ngăn chặn tác động của các nhân tố phá hoại tài liệu, hiện vật kể cả

phòng kẻ địch phá hoại, lấy cắp tài liệu, hiện vật. Đối với những tài liệu hư

hỏng và có nguy cơ bịhư hỏng thì áp dụng các biện pháp tu bổ, phục chế và

làm phông bảo hiểm cho các tài liệu, hiện vật đó đặc biệt là phải khử axit đối với tài liệu lưu trữ bị nhiễm axit.

Nội dung của công tác bảo quản tài liệu, hiện vật rất đa dạng, liên quan

đến nhiều ngành khoa học tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh vật, khí

tượng ....các thành tựu khoa học của các ngành trên đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong công tác bảo quản tài liệu, hiện vật lưu trữ. Vấn đề đặt ra

là để bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật lưu trữthì Nhà nước phải

quản lý như thế nào, quản lý ra sao, cần có những hoạt động cụ thể như thế

nào? Việc Nhà nước đề ra các chính sách bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật là hành động để giải quyết câu hỏi trên từ phía Nhà nước.

Chính sách bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật là tổng thể

các phương hướng, mục tiêu và giải pháp của Nhà nước thể hiện qua các

quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm gìn giữ các tài liệu,

hiện vật phục vụ cho mục đích phát triển xã hội.

Nước nào, dân tộc nào cũng có quyền tự hào về di sản văn hóa của mình và mọi thành quả sáng tạo của văn hóa hôm nay không thể tách rời với cội nguồn của quá khứ. Do vậy trong chính sách văn hóa, các quốc gia đều

đặt nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn

hóa, trong đó có tài liệu, hiện vật. Các chính sách này không chỉ hướng tới việc bảo tồn, bảo vệ, tôn tạo các di sản văn hóa trước những thách thức của

thời gian, môi trường và của cuộc sống công nghiệp hiện đại mà còn hướng

tới việc phát huy các di sản văn hóa ở cả tầm quốc gia và quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở bảo tàng hồ chí minh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)